Đường 1 Chiều Là Gì

Để giao thông thuận lợi, dễ dàng quản lý điều hành hơn, ở nước ta hiện nay đã xây dựng khá nhiều các con đường một chiều. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số người không biết hay hiểu rõ đường 1 chiều là như thế nào dẫn đến vi phạm và bị xử lý. Vậy đường 1 chiều là đường như thế nào? Để có câu trả lời, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây củahoanghaistore.comnhé!

Căn cứ pháp lý

Đường 1 chiều là đường như thế nào?

Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.

Bạn đang xem: Đường 1 chiều là gì

Có thể dễ dàng nhận thấy, đường 1 chiều các phương tiện di chuyển với nhau theo cùng một chiều đi và không có phương tiện nào trên đường này di chuyển theo chiều ngược lại.

Biển báo đường 1 chiều

Biển báo đường 1 chiều có các ký hiệu biển báo sau:

– Biển báo đường 1 chiều chỉ dẫn R 407a và có tên biển báo là biển báo đường một chiều. Biển báo này chỉ cho phép phương tiện đi thẳng theo chiểu mũi tên ký hiệu trên biển báo.

Vị trí đặt biển đường 1 chiều R 407a: Biển báo thường được đặt sau ngã ba, ngã tư.

Mô tả biến báo: biển báo có màu xanh bên trên là hình mũi tên trắng chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đường bộ đi vào theo chiều mũi tên chỉ (đi thẳng), cấm quay đầu ngược lại.

– Biển báo đường 1 chiều chỉ dẫn R 407b và có tên biển báo đường 1 chiều. Biển báo này chỉ dẫn xe chỉ được phép chạy 1 chiều.

Vị trí đặt biển đường 1 chiều R 407b: biển báo thường đặt trước ngã ba, ngã tư.

Mô tả biến báo: biển báo có màu xanh bên trên là hình mũi tên trắng chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đường bộ đi vào theo chiều mũi tên chỉ dẫn (rẽ phải), cấm quay đầu ngược lại.

– Biển báo đường 1 chiều chỉ dẫn R 407c và có tên biển báo đường 1 chiều. Biển báo này chỉ dẫn xe chỉ được phép chạy 1 chiều.

Vị trí đặt biển đường 1 chiều R 407c: biển báo thường đặt trước ngã ba, ngã tư.

Mô tả biến báo: biển báo có màu xanh bên trên là hình mũi tên trắng chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đường bộ đi vào theo chiều mũi tên chỉ dẫn (rẽ trái), cấm quay đầu ngược lại.

Xem thêm: Máy Chạy Bộ Đài Loan Tech Fitness Tf 18As, Máy Chạy Bộ Điện Đài Loan 8098B

Có được lùi xe trên đường 1 chiều không?

Pháp luật quy định cấm các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lùi xe trên đường một chiều. Vì những hành vi này rất dễ gây ra tai nạn giao thông, cản trở các phương tiện khác đang lưu thông trên đường.

Theo quy định tại điểm o khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi ô tô lùi xe trên đường 1 chiều sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi máy kéo, xe máy chuyên dùng lùi xe trên đường 1 chiều sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm.

Mức phạt vi phạm đối với hành vi đi ngược chiều của đường 1 chiều

*
Đường 1 chiều là đường như thế nào?

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

+ Theo quy định tại Điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi đi ngược chiều của đường 1 chiều sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm.

+ Đối với trường hợp đi ngược chiều của đường 1 chiều mà gây tại nạn giao thông thì mức phạt vi phạm sẽ là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm (khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), và các loại xe tương tự

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều (Khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều gây tai nạn giao thông (khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều (khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều gây tai nạn giao thông (khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong một thời hạn nhất định.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của hoanghaistore.com về vấn đề “Đường 1 chiều là đường như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.