Cách sửa nói ngọng dấu ngã

Có rất nhiều trẻ rơi vào tình trạng nói ngọng giữa dấu ngã và dấu sắc khiến giao tiếp gặp rất nhiều phiền toái. American Skills sẽ chia sẻ cho các bạn phương pháp đúng về cách sửa nói ngọng dấu ngã thành dấu sắc.

Bạn đang xem: Cách sửa nói ngọng dấu ngã

*

American Skills có cách sửa ngọng dấu ngã thành dấu sắc cho bạn

Với cách sửa nói ngọng dấu ngã thành dấu sắc dưới đây, con bạn sẽ nhanh chóng phát âm chuẩn nhất để có được những sự tự tin hơn khi giao tiếp. Người xưa có dạy: Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ. Vì vậy, việc con bạn phát âm chuẩn sẽ là tiền đề để cho sự thành công.

Một số cách sửa ngọng dấu ngã thành dấu sắc ai cũng nên biết.

Bạn biết đấy, khi con bạn rơi vào tình trạng nói ngọng, người nghe sẽ rất khó hiểu được nội dung muốn truyền đạt một cách chính xác nhất. Và có thể chính con bạn sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng khi mọi người hiểu sai về suy nghĩ và cảm xúc của mình. Con trẻ sẽ không thể thấy tự tin khi giao tiếp và cảm thấy chán nản khi mọi thứ không diễn ra theo ý mình muốn. Và cũng vì ngọng mà có thể vô tình làm mất đi cơ hội và các mối quan hệ của bản thân trong tương lai.

Xem thêm: Cách Làm Cá Viên Chiên Để Bán Cá Viên Có Lời Khủng, Cách Làm Cá Viên Chiên Thơm Ngon

Dưới đây là một số cách sửa nói ngọng dấu ngã thành dấu sắc mà những bậc cha mẹ cũng nên biết. Nó sẽ giúp con bạn đủ tự tin trong giao tiếp và trở thành người thành công hơn trong cuộc sống.

Bạn có biết, dấu ngã là dấu nói sâu trong khoang miệng và là sự kết hợp của dấu nặng và dấu sắc.

1. Âm tiết mở đầu bằng nguyên âm đơn sẽ có cách nói như sau:

Âm tiết đầu là tất cả các âm vị của âm tiết chuẩn và mang thanh nặng, âm tiết thứ 2 là nguyên âm của âm tiết sẽ là thanh sắc.

- Ví dụ: CHỖ = CHỐ + Ỗ = CHỖ NGỒI, ĐỖ = ĐỘ + Ố => Quả đỗ,

2. Âm tiết mở là nguyên âm đôi sẽ phát âm như sau:

– Ví dụ các từ Đĩa = Địa + ớ => cái đĩa, Bữa = bựa + ớ => cơm bữa…

3. Âm tiết khép lại bằng nguyên âm ngắn tức là những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang.

– Ví dụ: cơn bão, bạc bẽo, theo dõi, gần gũi– Cách nói: Âm tiết đầu là toàn bộ âm tiết đó mang thanh nặng, âm tiết thứ hai là nguyên âm ngắn và mang thanh sắc:– Ví dụ như từ MUỖI = MUỘI + Í => con muỗi, TRỖI = TRỘI + Í => trỗi dậy

*

American Skills là địa chỉ uy tín để giúp bạn/ con bạn sửa nói ngọng

4. Âm tiết khép bằng phụ âm mũi: /m/ , /n/ , /nh/ , /ng/

– Ví dụ: lẫm chẫm, mùi mẫn, đĩnh đạc, mềm nhũn…– Cách nói như sau: Âm tiết đàu là toàn bộ âm tiết đó nhưng mang thanh nặng, âm tiết thứ hai là nguyên âm /Ư/-> Ứ– Ví dụ: DŨNG = DỤNG + Ứ => trung dũng, NGỖNG = NGỖNG + Ứ => con ngỗng…