Cách chữa cồn ruột buồn nôn

Biểu hiện cồn cào xót ruột xảy ra thường xuyên khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu cũng như lo lắng về những bất thường của cơ thể. Xót ruột đôi khi không đơn giản chỉ là dấu hiệu khi bạn đói, vừa uống cà phê hoặc thiếu ngủ mà còn là biểu hiện của những chứng bệnh nguy hiểm. Cùng Hotchland Nutrition tìm hiểu những nguyên nhân gây xót ruột qua bài viết dưới đây.Bạn đang xem: Bị cồn ruột phải làm sao

Những nguyên nhân khiến bạn bị xót ruột

Viêm loét dạ dày

Bệnh xót ruột là 1 trong bệnh lý đặc thù của loại bệnh viêm loét dạ dày. Bản chất của xót ruột chính là sự mẫn cảm của niêm mạc dạ dày trước các acid tiêu hóa, dịch vị dạ dày,… khi mất đi lớp chất nhờn bảo vệ niêm mạc. Viêm loét dạ dày xảy ra sẽ gây nên các vết viêm, loét, tổn thương trên niêm mạc làm dạ dày càng mẫn cảm với các dịch tiêu hóa, dẫn đến xót ruột xảy ra thường xuyên và liên tục.

Bạn đang xem: Cách chữa cồn ruột buồn nôn

Các biểu hiện của viêm loét dạ dày thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh căng thẳng, dung nạp thực phẩm cay nóng, hút thuốc lá, thức khuya, lạm dụng rượu bia, làm việc quá sức

2. Trào ngược dạ dày thực quản


*

Cồn cào ruột còn là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày

Thức ăn sau khi đi vào cơ thể sẽ được chứa ở dạ dày và thực hiện công đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hóa. Trong trường hợp ăn quá no, ăn nhiều vào ban đêm, ăn các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ,…có thể khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, dẫn đến chênh lệch áp lực giữa thực quản và dạ dày.

Lúc này, các cơ vòng thực quản có tác dụng ngăn đóng giữa dạ dày và thực quản sẽ bị giãn, dẫn đến điều tiết sự đóng mở không hợp lý làm trào ngược,bụng cồn cào, ợ có mùi,..

3. Căng thẳng thần kinh

4. Thường xuyên hút thuốc lá

Các chuyên gia cho biết, chất kích thích bên trong thuốc lá có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và kích thích hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày. Ở những người hút thuốc lá trong thời gian dài, dạ dày thường có xu hướng tiết nhiều acid và làm phát sinh các triệu chứng như đau thượng vị, nóng bụng, xót ruột, đầy trướng, ợ hơi,…

Cách giảm nhanh cơn xót ruột

1. Ăn một chút cơm trắng

Khi bị xót ruột thì lượng axit trong dạ dày tăng cao nên hãy ăn một ít cơm vì hàm lượng tinh bột trong cơm cao, khi được đưa vào dạ dày sẽ làm giảm lượng axit trong đường ruột, hút bớt các chất dịch nhầy từ đó làm giảm cơn đau. Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu tinh bột khác như: khoai lang, bánh mì…

2. Uống nước ấm


*

Uống nước ấm giúp bạn làm giảm khó chịu do cơn xót ruột

Khi bị xót ruột bạn nên uống một ly nước ấm. Nước ấm vừa làm ấm bụng và có thể làm dịu vùng niêm mạc bị kích thích và giúp trung hòa dịch vị dạ dày. Ngoài ra mỗi sáng thức dậy bạn cũng nên uống một ít nước ấm sẽ cải thiện hệ tiêu hóa của bạn nhờ quá trình hydrat hóa dạ dày và ruột, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giảm nguy cơ táo bón, tăng nhu động ruột.

Xem thêm: Cách Xóa Số Của Tôi Trên Iphone Đơn Giản, Nhanh Chóng, Xóa Hoạt Động Của Bạn

3. Ngậm một miếng gừng

Uống một tách trà gừng ấm mỗi sáng có thể giúp bạn hạn chế đi sự xuất hiện của xót ruột, ợ hơi và xoa dịu các cơn trào ngược hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể cắt một lát gừng và ngậm sẽ làm ấm bụng và hạn chế cơn xót ruột

Làm gì để phòng ngừa chứng xót ruột

Tình trạng bụng cồn cào khó chịu buồn nôn có thể phát sinh do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Do đó, để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng tái lại, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học.


*

Xây dựng một chế độ lành mạnh khoa học phòng ngùa các nguyên nhân gây xót ruột

– Tránh ăn quá nhanh, quá no và ăn không đúng bữa. Thay vào đó, bạn cần cân bằng lượng thực phẩm trong khẩu phần hàng ngày, tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ và ăn đúng giờ.

– Kiêng các loại thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng dạ dày như thức ăn nhanh, đồ hộp, gia vị cay nóng,…và một số loại thức uống có gas, rượu bia, cà phê,…

– Từ bỏ thói quen hút thuốc lá

– Bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe và cơ quan tiêu hóa như rau xanh, ngũ cốc, cá, trái cây tươi,…

– Tránh bỏ bữa

– Hạn chế vận động mạnh ít nhất 30 phút sau khi ăn

– Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, ngủ không đủ giấc

– Giảm căng thẳng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, bơi lội, trò chuyện với người thân,…

Qua bài viết này hi vọng đã giúp bạn tìm ra được thủ phạm gây ra chứng cồn cào xót ruột cũng như biết cách chữa xót ruột đúng cách, phù hợp. Nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên và kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn phát sinh thêm nhiều vấn đề về sức khỏe khác, vì vậy bạn nên tìm cách khắc phục sớm để bảo vệ sức khỏe của mình. Chúc bạn luôn khỏe.