Biển Báo Giao Thông Cấm Đỗ Xe

Biển cấm đổ xe với biển cấm dừng xe ô tô khác nhau như thế nào? mức phạt là bao nhiêu tiền nếu vị phạm? Vi phạm có bị giữ phương tiện và giấy phép lái xe hay không? là câu hỏi được khá nhiều cánh lái xe quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ là giải đáp cho mọi vấn đề trên. Theo dõi để biết chi tiết nhé!

Phân biệt dừng xe và đỗ xe ô tô:

Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 2 Điều 18 của Luật Giao thông đường bộ 2008 , đã quy định:

Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

Bạn đang xem: Biển báo giao thông cấm đỗ xe

*
Phân biệt dừng xe và đỗ xe ô tô

Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Cũng theo Điều này, khi dừng xe, tài xế không được tắt máy xe, không được rời khỏi vị trí lái, đồng thời phải bật đèn cảnh báo. Còn nếu đỗ xe, tài xế chỉ được phép rời khỏi xe sau khi thực hiện các biện pháp an toàn.

Lưu ý: tại một số nơi có biển cấm đỗ xe thì người lái vẫn được dừng xe, nhưng chỉ được dừng trong một khoảng thời gian ngắn. Còn tại các khu vực có biển báo cấm dừng đỗ xe thì tuyệt đối không được đỗ xe.

Nhận dạng biển cấm đổ và biển cấm dừng xe ô tô:

1. Biển báo cấm dừng và đỗ xe:

Theo QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm với Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, Biển báo cấm dừng và đỗ xe thuộc nhóm biển báo cấm có số hiệu P.130, được đặt tại các địa điểm cấm các phương tiện xe cơ giới dừng và đỗ xe.

*
Biển báo cấm dừng và đỗ xe

Đặc điểm nhận dạng biển báo cấm dừng và đỗ xe:

Biển có dạng hình tròn, nền có màu xanh dương, viền biển báo được sơn màu đỏ. Biển báo cấm dừng và đỗ xe được chia thành 4 phần bởi 2 vạch kẻ chéo màu đỏ. Biển báo được làm từ vật liệu tôn mạ kẽm và có màn phản quang. Độ dày của biển báo được quy định là từ 1.2 mm đến 1.5 mm.

Theo quy chuẩn 41:2019/BGTVT cũng đã quy định về biển báo cấm dừng đỗ xe có hiệu lực với tất cả các phương tiện xe cơ giới dừng và đỗ xe tại điểm có đặt biển báo, trừ các phương tiện ưu tiên như: Xe cứu hỏa, xe cứu thường,… đang làm nhiệm vụ.

2. Biển báo cấm đỗ xe:

Cũng theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm đỗ xe được chia thành 3 loại biển con. Đó là biển báo 131a, 131b, 131c.

Xem thêm: Tr U Prince The Series Truyện Tranh U Prince Series 7, Đọc Truyện U

Điểm chung của 3 biển này là đều có dạng hình tròn với nền màu xanh dương, có viền đỏ và được chia làm 2 phần bằng 1 đường kẻ từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải. So với biển báo P.131a, biển báo P.131b có thêm 1 vạch trắng, biển báo P.131c có thểm 2 vạch trắng được kẻ dọc từ trên xuống dưới.

Biển báo số hiệu P.131a

*
Biển báo số hiệu P.131a

Ý nghĩa của biển báo này là nghiêm cấm các phương tiện giao thông đỗ xe ở đoạn đường có lắp biển báo này, ngoại trừ phương tiện ưu tiên.

Biển báo số hiệu P.131b

*
Biển báo số hiệu P.131b

Ý nghĩa của biển báo này là cấm đỗ xe vào những ngày lẻ của tháng, ngoại trừ phương tiện ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày lẻ.

Biển báo số hiệu P.131c

*
Biển báo số hiệu P.131c

Ý nghĩa của biển báo này là nghiêm cấm tất cả các phương tiện giao thông đỗ xe tại con đường có lắp đặt biển báo này trong các ngày chẵn của tháng, trừ các phương tiện được ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày chẵn.

Mức phạt khi vị phạm biển bao cấm dừng đỗ xe ô tô:

Phương tiệnHành viMức phạt
Ô tôDừng xe nơi có biển Cấm dừng xe và đỗ xe.400.000 – 600.000 đồng
Đỗ xe nơi có biển Cấm đỗ xe hoặc biển Cấm dừng xe và đỗ xe.800.000 – 01 triệu đồng
Xe máyDừng xe nơi có biển Cấm dừng xe và đỗ xe;Đỗ xe tại nơi có biển Cấm đỗ xe hoặc biển Cấm dừng xe và đỗ xe.200.000 – 300.000 đồng