Chuyện Nhặt Sau Cánh Gà Đồ Rê Mí 2011

Để có được một chương trình Đồ Rê Mí ấn tượng, hấp dẫn và lôi cuốn như khán giả đã thấy trên sóng truyền hình thì ngoài sự luyện tập nghiêm túc của các thí sinh còn cần rất nhiều người âm thầm góp sức phía sau.

Bạn đang xem: Chuyện nhặt sau cánh gà đồ rê mí 2011

 
Không giống các cuộc thi khác, thí sinh của Đồ Rê Mí bao giờ cũng có từ một đến hai thí sinh đặc biệt khác đi kèm đó chính là cha, mẹ của các bé. Họ là những thí sinh đặc biệt không hề nằm trong độ tuổi dự thi nhưng luôn có mặt trong mỗi giờ học của các con và thuộc lòng tất cả những bài giảng của các thầy cô giáo. 
*
Một chương trình Đồ Rê Mí ấn tượng, hấp dẫn và lôi cuốn.
Những thí sinh đặc biệt này không chỉ lo lắng miếng ăn, giấc ngủ của những ca sĩ nhí mà còn kiêm nhiệm luôn rất nhiều công việc “chuyên môn”khác. Học thuộc bài giảng của các thầy cô giáo để sau đó lại trở thành những giáo viên thanh nhạc, thầy cô dạy múa ôn bài cho các con khi về nhà, sau mỗi giờ học trên lớp.  Chưa hết, những thí sinh đặc biệt này còn kiêm thêm vô số những công việc không tên khác, lúc làm quan tòa phân xử cãi cọ, giận hờn, khi lại là những giám sát viên nhắc nhở các con nghiêm túc và chú ý trong buổi học hát, giờ học múa. Luôn sát cánh bên con trong hành trình chạm tới ước mơ âm nhạc, những thí sinh “đặc biệt” không hề bước lên sân khấu, nhưng những đóng góp âm thầm của mẹ cha thì thật khó mà đong đếm.  Nhóm phục trang: Ít ai biết rằng, những thí sinh nhỏ xíu của Đồ Rê Mí lại có riêng một đội stylist chuyên phụ trách trang phục. Các bé được lấy số đo chi tiết, sau đó, dựa vào tính cách cũng như chủ đề những bài hát, những show diễn sẽ thể hiện, nhóm trang phục sẽ thiết kế ra những bộ trang phục riêng biệt cho từng bạn nhỏ.    
*
Nhóm trợ lý của Đồ Rê Mí 2011
Và trong show ra mắt vừa qua, những bộ trang phục độc đáo, bắt mắt đã khiến những ca sĩ nhí Đồ Rê Mí trở nên tự tin, đáng yêu và hoàn thành cực tốt phần những tiết mục của mình.

Xem thêm: Cha Giết Con Trai Ở Hà Nội, Vứt Lại Tờ Bố Cáo Trên Xác, Cha Giết Con

Từ những thí sinh em út "bé chút chít" của chương trình như bé Nguyễn Ngọc Bảo An 5 tuổi, chỉ nặng chưa đầy 15kg, tới những cô bạn chỉ 8 tuổi nhưng rất tròn trịa, mập mạp như Hoàng Nguyễn Ngọc Linh 8 tuổi, nặng tới 35 kg đều đã có những bộ trang phục made in… Đồ Rê Mí không đụng hàng. Nhóm chỉ đạo nghệ thuật: Ban biên tập âm nhạc của Đồ Rê Mí đa phần là những nhạc sĩ trẻ của chương trình Bài hát Việt đình đám trên VTV3 như: Dương Cầm, Văn Phong, Sơn Hải, Anh Minh… với những sác tác quen thuộc được các bạn trẻ yêu thích.  Nhiệm vụ của những nhạc sỹ trẻ này không hề đơn giản chút nào, tìm tòi, chọn bài, hòa âm phối khí những ca khúc thiếu nhi sao cho phù hợp với từng chất giọng của các thí sinh nhí và hơn hết, phải ra được “chất” của Đồ Rê Mí, chất trẻ thơ, hồn nhiên và trong trẻo. Bằng tất cả tình yêu âm nhạc và yêu trẻ, hiểu trẻ của mình, nhóm biên tập âm nhạc đã mang đến những ca khúc thật tuyệt vời để làm nên thành công cho những bài hát thiếu nhi thật hay của Đồ Rê Mí.  Ngoài nhóm biên tập âm nhạc, những biên đạo múa của Đồ Rê Mí cũng là những thầy cô giáo rất giàu kinh nghiệm, tâm huyết với chương trình như nghệ sỹ Phùng Khải, Phạm Đức, cô Trần Ly Ly. Đặc biệt, thầy Phùng Khải còn là thầy giáo đã gắn bó với Đồ Rê Mí từ năm đầu tiên.  Nhóm thư ký: Đây có lẽ là một thành phần hỗ trợ khá đặc biệt mà chỉ có thể gặp ở một sân chơi âm nhạc nhí như Đồ Rê Mí. Đó là những cô chú cần mẫn đón các bé từ nơi ở tại khách sạn tới nơi tập hát, tập múa, phòng thu thanh hay đi ghi hình phóng sự đồng hành. Ngoài ra họ cũng kiêm cả việc thông báo cập nhật ngày, giờ, địa chỉ tập luyện cũng như phụ trách luôn việc nhắc nhở, ôn bài cho các bé để tiến độ của chương trình luôn được đảm bảo an toàn. Và đáng ngạc nhiên hơn nữa, là mỗi một thí sinh nhí Đồ Rê Mí, lại có tới 2 người trợ lý như thế này, và với tổng số 12 bạn nhỏ cho vòng chung kết Đồ Rê Mí 2011, có tất cả là 24 cô chú luôn theo sát bên cạnh.