Viêm kết mạc nhỏ thuốc gì

(SK&ĐS) - Bệnh viêm kết mạc (VKM, còn gọi là bệnh đau mắt đỏ) thường gây ra cảm giác khó chịu ở mắt và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Bạn đang xem: Viêm kết mạc nhỏ thuốc gì


(SK&ĐS) – Bệnh viêm kết mạc (VKM, còn gọi là bệnh đau mắt đỏ) thường gây ra cảm giác khó chịu ở mắt và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.


Bệnh VKM là một bệnh thông thường hay gặp ở nước ta, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc.


*
*

Các nguyên nhân gây viêm kết mạc

– Do nhiễm khuẩn bởi các loại vi khuẩn trong điều kiện vệ sinh kém.

– Do nhiễm virút với các chủng virút như: adenovirus, enterovirus.

– Do dị ứng với phấn hoa, bụi, phấn trang điểm…

– Do kích ứng với các hóa chất như: chất chlorine trong hồ bơi, khói thuốc lá, dầu gội đầu…

Bệnh VKM do nhiễm khuẩn và nhiễm virút thường lây lan rất nhanh từ người này sang người khác.

Các triệu chứng

– Kết mạc đỏ (kết mạc là màng niêm mạc bao phủ phía trước của mắt và phía bên trong của mi mắt).

– Xuất hiện ghèn dính chặt hai mi mắt lại với nhau sau khi ngủ dậy.

Xem thêm: “Lời Nói Dối Tháng Tư Không Còn Nhau, Hôi Úc Tình Yêu

– Chảy nước mắt nhiều.

– Ngứa mắt.

– Xốn mắt.

– Mắt mờ.

– Tăng sự nhạy cảm với ánh sáng.

Thuốc nhỏ mắt trong điều trị bệnh viêm kết mạc

Thuốc nhỏ mắt là một dung dịch vô trùng, đẳng trương dùng để điều trị hay giúp khám chẩn đoán các bệnh về mắt. Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh VKM mà các thầy thuốc sẽ chọn lựa loại thuốc nhỏ mắt thích hợp để điều trị:

Thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn: loại thuốc nhỏ mắt dùng để điều trị VKM do nhiễm khuẩn, trong thành phần là các kháng sinh phổ rộng như: choramphenicol, neomycin, tobramycin, offloxacin, sulfocetamid, polymycin B… Nên lưu ý với loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh không được sử dụng với thời gian quá một tuần.

Thuốc nhỏ mắt kháng viêm: loại thuốc nhỏ mắt mà trong thành phần là các corticoid như: dexamethason, fluoromethason, prednisolon… hay thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) như diclofenac. Do có tính chất kháng viêm hay vừa kháng viêm vừa kháng dị ứng (nhóm thuốc corticoid) nên thuốc nhỏ mắt loại này thường được sử dụng để làm giảm bớt sưng đỏ ở mắt do VKM. Cần lưu ý với loại thuốc nhỏ mắt có corticoid khi dùng trong một thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…

Thuốc nhỏ mắt kháng dị ứng: loại thuốc nhỏ mắt dùng để điều trị VKM do dị ứng. Trong thành phần là các kháng histamin H1, như: chlorpheniramin, antazoline, diphenhydramin… nên rất hiệu quả để làm giảm triệu chứng ngứa mắt do dị ứng

Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng: thuốc nhỏ mắt mà thành phần là các chất bôi trơn và nước mắt nhân tạo như: glycerin, polyvidon, polyvinyl alcohol… giúp ngăn ngừa tình trạng khô, xốn mắt hay chất co mạch cục bộ như: naphazoline, tetrahydrozoline… có tác dụng chống sung huyết mắt do kích ứng

Thuốc nhỏ mắt kết hợp: trong thành phần là sự kết hợp hai hay nhiều nhóm thuốc với nhau như kháng sinh, kháng viêm corticoid… giúp tăng hiệu quả điều trị.

Trong bệnh VKM cần phòng ngừa bệnh như việc giữ vệ sinh thật tốt: không dùng chung khăn mặt, nước rửa mặt không nhiễm khuẩn, không chạm tay bẩn lên mắt, mang kính để bảo vệ mắt…. là vấn đế rất quan trọng giúp bảo vệ mắt khỏi bị bệnh.