Lệnh ý hoàng quý phi

Hiếu Nghi Thuần Hoàng Hậu (chữ Hán: 孝儀純皇后, tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠᠶᠣᠩᠰᠣᠩᡤᠣᠶᠣᠩᡴᡳᠶᠠᡥᠠᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ, Möllendorff: hiyoošungga yongsonggo yongkiyaha hūwangheo, Abkai: hiyouxungga yongsonggo yongkiyaha hvwangheu; 23 tháng 10, năm 1727 – 28 tháng 2 năm 1775), còn được biết đến dưới danh hiệu Lệnh Ý Hoàng quý phi (令懿皇貴妃), là phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Bà là sinh mẫu của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế.

Bạn đang xem: Lệnh ý hoàng quý phi

Trong lịch sử hậu cung, Lệnh Ý Hoàng quý phi là phi tần sinh nhiều con nhất cho Càn Long Đế và con số này cũng thuộc hàng nhiều nhất nếu so với một số hậu phi khác của nhà Thanh. Bà chưa từng được lập làm Hoàng hậu khi còn sống, danh phận cao nhất của bà là Hoàng quý phi, do là sinh mẫu của Thái tử nên được truy tặng làm Hoàng hậu, thụy hiệu cũng đổi thành .

Tiểu sử

Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, sinh ngày 9 tháng 9 (âm lịch) vào năm Ung Chính thứ 5 (tức ngày 23 tháng 10 năm 1727), Mãn Châu Tương Hoàng kỳ Ngụy Giai thị, nguyên họ Ngụy thị, xuất thân từ Chính Hoàng kỳ thuộc tầng lớp Bao y. Dòng họ bà sau đó được con trai bà là Gia Khánh Đế sửa gọi thành <Ngụy Giai thị> cho giống với Mãn tộc.

Cứ theo Thanh sử cảo, Ngụy Giai thị là người Hán thuộc Hán Quân kỳ. Còn theo Bát Kỳ Mãn Châu thị tộc thông phổ (八旗滿洲氏族通譜), Ngụy Giai thị vốn xuất thân từ dòng họ Thẩm Dương Ngụy thị (瀋陽魏氏), nhưng thiếu cứ liệu chi tiết. Có một ít tư liệu chứng minh, tổ tiên Ngụy thị vốn là bộ hạ của Tam Phiên Cảnh thị (三藩耿氏). Tam Phiên Cảnh thị có 7 chức Tá lĩnh, gồm 2 cũ 5 mới, trong đó có Tân Tá lĩnh tên Ngụy Quốc Hiền (魏國賢), là tổ 4 đời của Ngụy thị, mà chi họ của Ngụy Quốc Hiền ở thời kỳ Thanh sơ đã cải thành Chính Hoàng kỳ Bao y. Đến thời trung kì Ung Chính, gia tộc Ngụy Giai thị đã đạt đến hàng giai cấp tầm trung đẳng trong nhóm quan lại Bao y thuộc Nội vụ phủ.

Tằng tổ phụ của bà là tặng Hộ trường quân đội Ngụy Tự Hưng (魏嗣兴), tằng tổ mẫu Trần thị; nội tổ phụ Tổng quản Nội vụ phủ đại thần Ngụy Võ Sĩ Nghi (魏武士宜), sơ nhậm Nội Quản lĩnh, có hai vợ là Niên thị và Triều thị. Tuy Võ Sĩ Nghi làm chức Nội vụ phủ Tổng quản khá ngắn, nhưng có thể đảm đương tới vị trí như vậy, chứng minh khi đó vị thế của gia tộc Ngụy thị cũng thuộc hàng có căn cơ và danh vọng lớn trong nhóm quan viên Nội vụ phủ. Cha bà là Ngụy Thanh Thái, người Giang Tô, từng giữ chức Nội Quản lĩnh. Mẹ bà là Dương Giai thị, từng cùng tổ mẫu của Ngụy thị là Niên thị đảm nhiệm vị trí nữ quan tuyên sách bảo văn trong hậu cung. Bên cạnh đó, chú bác trong họ nhà bà, thời kì Ung-Càn đều là quan viên trung cấp của Nội vụ phủ, bà còn có hai người anh em trai, một tên Cát Khánh, một tên Đức Hinh.

Như vậy tổng quan mà nói, Nguỵ thị xuất thân Chính Hoàng kỳ Bao y, thuộc là tầng lớp phục vụ hoàng thất Mãn Châu. Khi đến tuổi trưởng thành, nhờ lệ thuộc Nội vụ phủ, Ngụy thị theo lẽ thường mà được chọn vào cung trong đợt Nội vụ phủ tuyển tú hằng năm. Với thân phận là Nội vụ phủ Bao y nữ tử, Ngụy thị theo sự sắp đặt của Nội vụ phủ vào cung làm Cung nữ tử, tức cung nữ hầu hạ cho Hậu phi trong nội đình.


*

Đại Thanh tần phi

Nhập cung

Theo những ngự chế thơ của Càn Long Đế đề cập, Ngụy thị chịu sự giáo dục của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Thực tế, cụm từ "giáo dục" này có hàm nghĩa bao la, vì Hoàng hậu là 「"Hậu cung chi chủ"」, thống soái của toàn bộ nội, ngoại mệnh phụ, nên trên thực tế có nghĩa vụ bao quát, chỉ điểm bất kì ai cũng có thể xưng là giáo dục. Dựa theo những gì có được, Ngụy thị chưa chắc ngay từ đầu đã được Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu trực tiếp quản lý, nhưng dựa vào gia thế trong Nội vụ phủ Bao y, tổ phụ của gia đình bà được nhậm những chức quan quan trọng, cũng như anh em chú bác đều là quan viên Nội vụ phủ tầm trung, có thể thấy tuy là thân phận cung nữ, nhưng Ngụy thị cũng có gia thế nhất định trong các nữ tử Bao y. Do vậy, có lẽ Ngụy thị không thể nào theo hầu một phi tần cấp thấp hoặc làm công việc hèn mọn, nên có thể là thân cận do đích thân Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu chỉ bảo. Cũng theo Ngự chế thơ của Càn Long Đế biểu hiện ra, Ngụy thị không chỉ được Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu chỉ bảo, mà việc Ngụy thị trở thành tần phi cũng là do Hoàng hậu tiến cử lên. Không rõ thời gian bà trở thành tần phi chính thức của Càn Long Đế, chỉ biết tư liệu về bà ghi sớm nhất vào thời Càn Long đã là Quý nhân. Theo lệ của những người cùng xuất thân với bà như Mân Quý phi thời Hàm Phong, thì trước đó có lẽ bà đã trải qua vị trí Thường tại hoặc Đáp ứng, những vị trí vốn dùng để phong Cung nữ tử dần lên tần phi. Tuy nhiên, xuất thân Chính Hoàng kỳ Bao y, có gia thế ở Nội vụ phủ, cộng thêm do Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu đề bạt, cũng không loại trừ khả năng Ngụy thị được cất nhắc đặc biệt mà có ngay vị trí Quý nhân.

Năm Càn Long thứ 10 (1745), ngày 23 tháng 1 (âm lịch), Càn Long Đế ra chỉ dụ tấn phong Quý phi Cao thị làm Hoàng quý phi, đồng thời đại phong hậu cung, Nhàn phi Na Lạp thị cùng Thuần phi Tô thị thăng Quý phi, Du tần lên Phi, còn Quý nhân Ngụy thị được phong Tần. Từ tước Tần thì các hậu phi sẽ có phong hiệu, và phong hiệu của Ngụy thị được chọn là ; 令>. Căn cứ Hồng xưng thông dụng (鴻稱通用) của Nội vụ phủ soạn thảo, "Lệnh" theo Mãn ngữ có âm rằng 「Mergen」, nghĩa là "Thông tuệ", "Sáng suốt".

Ngày 17 tháng 11 (âm lịch) cùng năm ấy, lấy Công bộ Thượng thư Đạt Ha (達哈) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Ngũ Linh An (伍齡安) làm Phó sứ, hành lễ sách phong Lệnh tần.

Sách văn:

Thụ phong Quý phi

Năm Càn Long thứ 13 (1748), ngày 1 tháng 7 (âm lịch), Càn Long Đế sách lập Nhàn Quý phi Na Lạp thị làm Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi. Do sự kiện trọng đại, Càn Long Đế quyết định đại phong hậu cung, gia thưởng thêm 4 người là Gia phi lên Quý phi, Thư tần cùng Lệnh tần lên Phi, và Quý nhân Trần thị lên Tần. Sang năm sau (1749), vào ngày 5 tháng 4 (âm lịch), chính thức cử hành lễ sắc phong, lấy Lại bộ thượng thư Trần Đại Thụ (陳大受) làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Mộc Hòa Lâm (木和林) làm Phó sứ, hành lễ sách phong Lệnh phi (令妃).

Năm Càn Long thứ 21 (1756), ngày 21 tháng 4 (âm lịch), Lệnh phi Ngụy thị do mang thai nên thêm than, sang ngày 26 thêm nhũ mẫu, đến ngày 4 tháng 6, cho thêm thái y. Ngày 15 tháng 7, sinh hạ Thất công chúa, tức Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa tại Ngũ Phúc đường (五福堂), một cư thất ở Viên Minh Viên. Không lâu sau, năm thứ 22 (1757), ngày 26 tháng 5, Lệnh phi do mang thai nên thêm than, ngày 27 thêm đại phu, đến 11 tháng 6 thêm nhũ mẫu. Ngày 17 tháng 7, buổi trưa, Ngụy thị hạ sinh Hoàng thập tứ tử Vĩnh Lộ, là Hoàng tử đầu tiên trong số 6 người con của bà. Sang năm thứ 23 (1758), ngày 14 tháng 7, giờ Tuất, Lệnh phi lại tiếp tục sinh Hoàng cửu nữ, tức Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa. Có thể thấy đây là giai đoạn mà Ngụy thị sinh nở liên tục nhất.

Năm thứ Càn Long 24 (1759), Lệnh phi Ngụy thị lại mang thai. Ngày 10 tháng 6 (âm lịch) được gia tăng than sưởi, phân bổ thái y và bà đỡ túc trực. Ngày 22 tháng 6, nữ tử học quy củ chỗ Lệnh phi phong Thụy Thường tại. Ngày 24 tháng 9, tất cả các đãi ngộ trên bị đình chỉ, nguyên do Lệnh phi vì dạy dỗ quy củ quá độ sẩy thai. Ngày 21 tháng 11 cùng năm, ra chỉ dụ Lệnh phi Ngụy thị được thăng làm Lệnh Quý phi (令貴妃).

Ngày 17 tháng 12 (âm lịch) cùng năm, lấy Đại học sĩ Phó Hằng làm Chính sứ, Hiệp bạn Đại học sĩ Lưu Thống Huân làm Phó sứ, hành Quý phi sách phong lễ.

Xem thêm: Có Gì Đẹp Trên Đời Hơn Thế, Người Với Người Sống Để Yêu Nhau

Bức tranh trên có tên là Tắc Yến Tứ Sự Đồ (塞宴四事图) của Lang Thế Ninh, cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Lúc này, Lệnh Quý phi Ngụy thị đang mang bầu Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm hơn 7 tháng và chỉ chưa đầy 1 tháng sau là sinh con. Trong bức "Tắc yến tứ sự đồ" không khó để nhận ra hình ảnh của Lệnh Quý phi trong nhóm phi tần bồi giá xuất hiện trong tranh. Bảy vị đứng trước doanh trại, Lệnh Quý phi Ngụy thị đang mang thai ở những tháng cuối nên được sáu người còn lại dìu đỡ. Vị đang đỡ tay Quý phi là Khánh phi, vị mặc đồ Mông Cổ là Dự phi. Vị đứng phía sau là Thư phi, từ trái qua phải tiếp đó là Hãn phi, Dĩnh phi và Dung tần.

Theo truyền thống của Càn Long Đế, khi ông sắc phong Quý phi thì sẽ ra chỉ dụ tế cáo Hậu điện Thái Miếu cùng Phụng Tiên điện (như đã làm với Nhàn Quý phi, Thuần Quý phi, Gia Quý phi), nhưng đến khi ra chỉ dụ sắc phong Lệnh phi làm Quý phi thì miễn không cử hành. Ngược lại vào năm Càn Long thứ 33 (1768), Khánh Quý phi được sách phong, Càn Long Đế vẫn ra chỉ dụ tế cáo Thái Miếu hậu điện.

Năm Càn Long thứ 25 (1760), ngày 18 tháng 3 (âm lịch), con trai đầu của Lệnh Quý phi là Hoàng thập tứ tử Vĩnh Lộ, trong quá trình chủng đậu thì mất, khi năm 3 tuổi. Cùng năm ấy, vào ngày 6 tháng 10 (âm lịch), giờ Sửu, Lệnh Quý phi Ngụy thị sinh được Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm tại Thiên Địa Nhất Gia Xuân (天地一家春), một cư thất ở hành cung Viên Minh Viên, đây chính là Gia Khánh Đế tương lai. Năm thứ 27 (1762), ngày 30 tháng 11 (âm lịch), Ngụy thị lại hạ sinh Hoàng thập lục tử, nhưng Hoàng tử chết yểu do bệnh đậu mùa khi mới 2 tuổi.

Tấn phong Hoàng quý phi

Năm Càn Long thứ 30 (1765), tháng 1, Lệnh Quý phi Ngụy thị được theo hầu Càn Long Đế và Kế Hoàng hậu Na Lạp thị đi tuần du phía nam sông Dương Tử, Thái Sơn, và Nhiệt Hà, xuyên qua các vùng Dương Châu, Tô Châu, Giang Ninh và Hàng Châu. Đi theo còn có Khánh phi Lục thị, Dung tần Hòa Trác thị, Vĩnh Thường tại Uông thị và Ninh Thường tại. Tháng 2 năm đó, cả đoàn Nam tuần đi đến Hàng Châu, sang ngày 18 tháng 2 thì Hoàng hậu Na Lạp thị đột ngột xảy ra chuyện.

Ngày 9 tháng 5 (âm lịch) cùng năm, sau khi Nam tuần trở về, Càn Long Đế vấn an Sùng Khánh Hoàng thái hậu, rồi phụng ý chỉ của Hoàng thái hậu, chỉ dụ tấn phong Lệnh Quý phi làm Hoàng quý phi. Sang ngày 11 tháng 6 (âm lịch) cùng năm, mệnh Đại học sĩ Phó Hằng làm Chính sứ, lấy Hiệp bạn Đại học sĩ Lễ bộ Thượng thư Trần Hoành Mưu (陳宏謀) làm Phó sứ, tuyên phong lễ cho Ngụy thị làm Hoàng quý phi. Sau đó Càn Long Đế sai khiển quan viên đi tế cáo Thái Miếu, Phụng Tiên điện.

Sách văn rằng:

Năm Càn Long thứ 31 (1766), ngày 11 tháng 5, Ngụy thị hạ sinh Hoàng thập thất tử Vĩnh Lân. Trong thời gian làm Hoàng quý phi, Ngụy thị ở tại Trữ Tú cung.

Từ khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị và Kế Hoàng hậu Na Lạp thị liên tiếp băng thệ, các vị Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị, Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị và Thục Gia Hoàng quý phi Kim thị cũng lần lượt hoăng thệ, Ngụy thị là ở vị thế Hoàng quý phi mà trở thành phi tần có tước vị cao nhất, ở vị trí Hoàng quý phi được 10 năm, đồng thời là Hoàng quý phi tại vị cuối cùng dưới thời Càn Long.

Từ khi chính thức sách phong, Nguỵ thị là một trong số ít các hậu phi được đi theo Càn Long Đế trong mỗi chuyến tuần du phương xa. Năm Càn Long thứ 22 (1757), khi đang mang bầu hoàng thập tứ tử Vĩnh Lộ được ba tháng, bà cũng tham gia đoàn nam tuần đến Giang Nam. Chuyến đi năm đó kéo dài vài tháng, lúc trở về, long thai của Ngụy thị đã đến tháng thứ 7, sức khoẻ có dấu hiệu bất ổn. Càn Long Đế phụng chỉ của Thái hậu, để bà và Thái hậu rời đoàn, di chuyển với tốc độ chậm hơn để đảm bảo mẫu tử bình an. Khi mang thai Hoàng thập thất tử Vĩnh Lân, Ngụy thị tiếp tục theo Càn Long đi hành cung Nhiệt Hà. Sau khi trở về hoàng cung, Càn Long Đế hạ lệnh cho bà vào an thai trong Thể Thuận đường (體順堂), tức Đông Nhĩ phòng của Dưỡng Tâm điện. Đây là một phòng nhỏ thường dùng để thị tẩm Hoàng hậu, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu trước khi qua đời, song song với việc ở Trường Xuân cung thì cũng hay ở lại đây, Kế Hoàng hậu Na Lạp thị khi còn là Hoàng quý phi cũng từng trú tại đây.

Qua đời

Năm Càn Long thứ 40 (1775), ngày 29 tháng 1 (âm lịch), Hoàng quý phi Ngụy thị qua đời tại Cát An sở (吉安所), năm đó 47 tuổi. Để tránh làm phiền Thái hậu, Càn Long Đế không nói chuyện Hoàng quý phi mất.

Theo chế độ định sẵn, Càn Long Đế ngừng triều 5 ngày, phái Hoàng lục tử Vĩnh Dung, Hoàng bát tử Vĩnh Tuyền, Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ, Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm, Hoàng tôn Miên Đức, Miên Ức, Miên Huệ, Hoàng cửu nữ Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa, các Ngạch phò Lạp Vượng Đa Nhĩ Tế, Trát Lan Thái và Đan Ba Đa Nhĩ Tế mặc tang phục để tang. Còn phái Thượng thư Vĩnh Quý, Tổng quản Nội vụ Phủ đại thần Kim Giản cùng quản lý tang nghi theo quy cách. Theo tuyên bố, lễ tang của Hoàng quý phi Ngụy thị được án theo lễ tang của Thục Gia Hoàng quý phi, mà tang lễ của Thục Gia Hoàng quý phi vốn là y theo Tuệ Hiền Hoàng quý phi.

Ngày 5 tháng 2, kim quan của Hoàng quý phi Ngụy thị được tạm an ở Tĩnh An trang. Ngày 11 tháng 2, lấy Giản Thân vương Phong Nột Hanh làm Chính sứ, Hiệp bạn Đại học sĩ Lại bộ Thượng thư Quan Bảo (官保) làm Phó sứ, sách văn ban thụy hiệu là Lệnh Ý Hoàng quý phi (令懿皇貴妃). Thụy hiệu "Ý", Mãn văn là 「Fujurungga」, nghĩa là "Đoan trang", "Có phong độ". Những ngày Hành sơ nghi thức tế lễ, Hành đại nghi thức tế lễ, Hành trăm ngày nghi thức tế lễ, đều do con trai bà Vĩnh Diễm cử hành. Lễ sách thụy của Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị, tuy được mệnh án theo Tuệ Hiền Hoàng quý phi, nhưng lại không được ghi việc tế cáo Thái Miếu và Phụng Tiên điện, trong khi theo lệ của Tuệ Hiền Hoàng quý phi, thì Thuần Huệ Hoàng quý phi hay Thục Gia Hoàng quý phi, thậm chí là Triết Mẫn Hoàng quý phi cũng đều có.

Sách văn thụy hiệu cho Lệnh Ý Hoàng quý phi rằng:

Ngày 23 tháng 10, giờ Thìn, Càn Long Đế làm lễ phụng an kim quan của Lệnh Ý Hoàng quý phi đến địa cung của Dụ lăng.

Theo ghi nhận chính thống, Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được cùng với Càn Long Đế tại địa cung, nằm ở phía bên phải Đế quan của Hoàng đế. Đặc biệt, Càn Long Đế còn ra lệnh tăng lượng văn vật bồi táng thêm 18 kiện so với đãi ngộ thông thường cho bà. Một số hiểu lầm cho rằng, đãi ngộ của bà đã tăng so với mức Hoàng quý phi (cơ bản là 58 kiện), biến con số tổng thành 76 kiện, chỉ kém 1 kiện so với Hoàng hậu, nhưng thực tế căn cứ theo ghi chép của Thanh đại cô bổn nội các lục bộ đương án tục biên (清代孤本内阁六部档案续编) vào ngày 18 tháng 10 (âm lịch) năm đó, tổng số kiện bồi táng theo Lệnh Ý Hoàng quý phi là 58 kiện sau khi đã tăng thêm, điều đó có nghĩa về cơ bản đãi ngộ bồi táng của bà chỉ là 40 kiện, bằng với mức bình thường của một Quý phi thời nhà Thanh, số lượng kiện đó có thể chứng minh qua số kiện vật của Khánh Cung Hoàng quý phi (khi đó là Khánh Quý phi) chỉ có 40 kiện.