XIN HÃY YÊU ANH

Quản lý cửa hàng ăn uống bán mang về sau nới lỏng giãn cách: Kiên quyết xử phạt nghiêm cơ sở vi phạm

Sau khi TP Hà Nội nới lỏng giãn cách, thực hiện theo Chỉ thị 15 của Chính phủ, các nhà hàng, quán ăn được bán mang về từ ngày 21/9. Mặc dù chỉ được bán hàng mang về nhưng các hộ kinh doanh trên địa bàn Hà Nội đều cam kết không để tụ tập đông người tại các khu vực mua, bán, luôn tuân thủ những quy định, phòng, chống dịch, đảm bảo ATTP.

Bạn đang xem: Xin hãy yêu anh

Nghiêm chỉnh chấp hành

Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị tại một số tuyến phố có nhiều cửa hàng kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn Hà Đông như phố Nguyễn Văn Lộc, Lê Lợi, Tô Hiệu, Chiến Thắng (quận Hà Đông), nhìn chung, các cửa hàng, quán ăn được phép mở cửa đều bán mang về, tuân thủ quy định về phòng, chống dịch và đảm bảo ATTP. Cụ thể, khách đến cửa hàng chỉ đứng ngoài, sau khi quán chốt đơn sẽ lấy đồ ăn và chuyển ra cho khách đảm bảo giãn cách.

Chủ cơ sở bán bún chả Cầu Đen, trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông cho biết, sau khi được bán hàng mang về, cửa hàng luôn đảm bảo quy định phòng, chống dịch, thông điệp 5K. Về nguồn thực phẩm, cửa hàng đều lấy hàng ở những đầu mối có uy tín, rõ nguồn gốc, chất lượng thịt tươi, ngon, đảm bảo ATTP.

Theo Trưởng phòng Y tế quận Hà Đông Nguyễn Thị Thanh Bình, sau khi TP Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, chủ yếu các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ mở cửa hoạt động trở lại. Các cửa hàng và chuỗi cửa hàng lớn vẫn chưa hoạt động do lao động về quê chưa trở lại làm việc. Các cửa hàng đã cam kết với cơ quan chức năng về đảm bảo phòng, chống dịch và ATTP. Đặc biệt, cơ quan công an quận và phường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cửa hàng ăn bán mang về đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch và ATTP.

“Hầu hết các cơ sở bắt buộc phải đảm bảo tiêu chí về phòng, chống dịch Covid-19 thì mới được phép mở cửa, song song với đó là việc đảm bảo ATTP. Trước đây, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống với mô hình ăn tại chỗ nhưng giờ là bán mang về. Khi kiểm tra, giám sát, chúng tôi chú trọng, lưu ý đến dụng cụ chứa thực phẩm mang về và dụng cụ bao gói. Qua kiểm tra sơ bộ, đa số các cơ sở đều có hợp đồng và giấy tờ liên quan đến sản phẩm thực phẩm cũng như bao gói” – bà Bình cho hay.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Tương tự, ghi nhận tại quận Bắc Từ Liêm cho thấy, công tác tuyên truyền việc thực hiện phòng, chống dịch, đảm bảo ATTP tại các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được địa phương triển khai tích cực. Tại các quán ăn như phở, bún, cơm, đồ uống bán mang về, chủ cửa hàng và nhân viên đã thực hiện nghiêm khai báo y tế. Đầu bếp, nhân viên phục vụ đều đeo khẩu trang, chuẩn bị nước rửa tay khử khuẩn, yêu cầu khách thực hiện quy tắc 5K, quét mã QR. Tuy nhiên, nhiều hàng quán còn dè dặt, "cửa đóng then cài” chưa mở cửa đón khách.

Nhiều ngày nay, quán phở gà ta phố cổ (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) đã mở bán mang về. Cơ sở đã chấp hành đầy đủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo ATTP, nhất là nguồn gốc thực phẩm, dụng cụ pha chế, bao gói thực phẩm. Khi khách đến mua hàng, cơ sở yêu cầu thực hiện đủ các quy tắc 5K, quét mã QR. Nhân viên của cửa hàng luôn chấp hành các biện pháp đảm bảo ATTP, thực hiện nghiêm khai báo y tế. Tuy nhiên, theo chủ cửa hàng, kể từ khi có dịch Covid-19, khách đến quán giảm xuống đáng kể, ảnh hưởng đến thu nhập của quán.

Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương cho biết, thời gian qua, quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo UBND các phường tuyên truyền, hướng dẫn 444 cơ sở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ký cam kết đảm bảo ATTP trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Công tác kiểm tra đảm bảo ATTP gắn với phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa hàng được cơ quan chức năng đẩy mạnh, vào cuộc quyết liệt. Qua kiểm tra, giám sát, quận đã xử phạt hành chính 5 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 15,5 triệu đồng, trong đó có một cơ sở phục vụ khách tại cửa hàng.

“Quận xác định bảo đảm ATTP là nhiệm vụ song hành với phòng, chống dịch Covid-19, hướng đến mục tiêu kép là bảo đảm an toàn sức khoẻ của người dân. Thời gian tới, quận sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra trên cơ sở phù hợp với điều kiện dịch bệnh Covid-19. Trong đó, quận đẩy mạnh phối hợp liên ngành nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giám sát, đồng thời, kiên quyết xử phạt nghiêm các cơ sở có vi phạm để tạo sức răn đe” – bà Hương nhấn mạnh.

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong cho biết, Chi cục đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP phải triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, kiểm soát y tế đối với khách hàng bằng mã QR, đồng thời thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện ATTP,

Để thực hiện nhiệm vụ kép phòng, chống dịch Covid-19 vừa đảm bảo ATTP tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố bán mang về, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đang tiếp tục kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP. “Riêng với loại hình bán mang về, chúng tôi tập trung kiểm tra vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm. Đối với hành vi sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm ATTP bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng” – ông Phong nhấn mạnh.

(kinhtedothi.vn)

Chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đang lên kế hoạch, lộ trình triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, trước hết sẽ triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi. Dự kiến, ngày 15/10, Bộ Y tế sẽ ban hành Hướng dẫn tiêm vaccine cho nhóm trẻ em này.

Tại cuộc làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam với Bộ GD&ĐT về kế hoạch thực hiện năm học 2021-2022 chiều ngày 12/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đang lên kế hoạch, lộ trình triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em,trước hết sẽ triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi.

"Dự kiến, ngày 15/10, Bộ Y tế sẽ ban hành Hướng dẫn tiêm vaccine cho nhóm trẻ em này", Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin, Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19cho 95% trên tổng số 8,1 triệu trẻ em từ 12-17 tuổi trên cả nước.

Cùng với đó, Bộ Y tế đang rà soát, thống kê số trẻ em từ 3-11 tuổi; đồng thời tiếp cận các nguồn vaccine, tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia, nhà khoa học để sẵn sàng có hướng dẫn tiêm cho trẻ từ 3-11 tuổi khi có vaccine.

Cùng với tiến độ tiêm vaccine chung trên cả nước, ngành giáo dục, y tế có kế hoạch tổ chức tiêm vaccine chi tiết cho từng lứa tuổi, từng cấp học, từng bước mở lại môi trường an toàn, đón học sinh quay trở lại trường học.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các địa phương chỉ đạo Sở GD&ĐT rà soát, đánh giá, củng cố, hoàn thiện công tác phòng, chống dịch, sẵn sàng mở lại trường học.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, Chính phủ đã bàn và có Nghị quyết để phấn đấu hết năm 2021 cơ bản kiểm soát dịch trên toàn quốc, đưa lại cuộc sống bình thường mới; do đó, kế hoạch của ngành giáo dục cũng cần bám sát mục tiêu này.

Bộ GD&ĐT khẩn trương rà soát các quy định đảm bảo an toàn học đường phù hợp với điều kiện hiện nay khi giáo viên, phụ huynh đã được tiêm vaccine, sắp tới học sinh từ 12-17 tuổi cũng sẽ được tiêm, Bộ Y tế đang nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, trao đổi với nhà khoa học để có lộ trình tiêm cho học sinh dưới 12 tuổi.

"Bộ GD&ĐT phải tổ chức tiêm vaccine sớm và an toàn cho học sinh trong độ tuổi theo quy định của Bộ Y tế. Ngay từ bây giờ, Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đăng ký tiêm vaccine cho trẻ em trong độ tuổi từ 12-17 tuổi, để khi vaccine về vào cuối tháng 10, có thể tổ chức tiêm nhanh nhất, an toàn nhất cho các cháu"- Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT chuẩn bị hệ thống giám sát y tế học đường để tất cả học sinh có đầu mối cụ thể theo dõi sức khỏe, bảo vệ cho nhóm học sinh chưa được tiêm vaccine, bởi trong điều kiện bình thường mới, vẫn có thể xuất hiện ca mắc trong cộng đồng...

(suckhoedoisong.vn)

Bộ Y tế rà soát chỉ định đối tượng xét nghiệm trong tình hình mới

Dự thảo Quyết định hướng dẫn đối tượng xét nghiệm SAR-CoV-2 tại bệnh viện và nguồn kinh phí chi trả bổ sung thêm một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm như: người tới bệnh viện có nguy cơ cao sau khi phân luồng, sàng lọc tại cổng bệnh viện; người mắc bệnh mạn tính, bệnh nhân xạ trị, bệnh nhân chạy thận nhân tạo...

Chiều 12/10 tại Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh phối hợp với các Vụ/Cục của Bộ Y tế đã họp với các bệnh viện về họp rà soát chỉ định đối tượng xét nghiệm SARS-CoV-2 trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Các đại biểu cũng thảo luận về Dự thảo Quyết định hướng dẫn đối tượng xét nghiệm SAR-CoV-2 tại bệnh viện và nguồn kinh phí chi trả.

Xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong sàng lọc, khoang vùng, kiểm soát dịch

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, trong tình hình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, các bệnh viện phải tách đôi, vừa thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19, vừa thực hiện công tác khám chữa bệnh thông thường, cùng với kiểm soát nhiễm khuẩn, công tác xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong sàng lọc, khoang vùng, kiểm soát dịch.

Do đó, Bộ Y tế và các bệnh viện cùng thảo luận và xem xét, đề xuất các phương án, tình huống, đối tượng phải thực hiện xét nghiệm, các tình huống cần chỉ định xét nghiệm lúc nào xét nghiệm test nhanh, đối tượng làm làm xét nghiệm RT- PCR, đối tượng nào cần xét nghiệm, trường hợp nào BHYT chi trả, đối tượng nào nhà nước chi trả, người bệnh phải chi trả phần nào…

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng đưa ra nhiều gợi ý để các thành viên cuộc họp bàn luận, đó là cần đánh giá lại công tác xét nghiệm từ giai đoạn đầu khi dịch xuất hiện tại Việt Nam, việc xác định nhiễm SAR-CoV-2 qua khai thác tiền sử bệnh sử và xét nghiệm, giai đoạn 2, 3 khi F0 mất dấu xét nghiệm như thế nào, giai đoạn 4 bùng phát dịch với chủng Delta thì xét nghiệm như thế nào.

Hiện nay, các cán bộ y tế đã được tiêm vaccine đầy đủ, nhiều người đến khám chữa bệnh cũng đã được tiêm vaccine thì xét nghiệm nhanh như thế nào...

Việc xét nghiệm cũng đưa ra các tiêu chí, quy định để tránh lạm dụng xét nghiệm, việc chi trả xét nghiệm đảm bảo đúng nguồn chi trả, tránh chi trả tràn lan…

Bổ sung thêm một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm

Về tần suất xét nghiệm, hiện đối với cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 07 ngày/lần;

Đối với người bệnh sau khi khám ngoại trú cần chuyển vào điều trị nội trú: thực hiện XN ngay sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú;

Đối với người bệnh chuyển tuyến phải thực hiện xét nghiệm;

Đối với người bệnh đang được điều trị nội trú, thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 07 ngày điều trị/lần. Trong trường hợp có ca mắc COVID-19 trong khu điều trị nội trú thì xét nghiệm ngay toàn bộ các đối tượng;

Đối với người nhà chăm sóc người bệnh được ở lại, trường hợp người bệnh điều trị nội trú dưới 07 ngày hoặc 03 ngày thì được 1 lần xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho người nhà chăm sóc người bệnh và trường hợp người bệnh điều trị nội trú từ 03 hoặc 07 ngày trở lên thì được 02 lần xét nghiệm COVID-19 cho người nhà chăm sóc người bệnh.

Dự thảo Quyết định mới nhất bổ sung thêm một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm như người tới bệnh viện có nguy cơ cao sau khi phân luồng, sàng lọc tại cổng bệnh viện; người mắc bệnh mạn tính, bệnh nhân xạ trị, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tái khám và lĩnh thuốc định kỳ cho bệnh mạn tính...

(suckhoedoisong.vn)

4 cấp độ "thích ứng an toàn" với Covid-19 được quy định như thế nào?

Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc xin và khả năng thu dung, điều trị của các tuyến.

Ngày 11/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết Hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Nghị quyết nêu 4 cấp độ dịch bệnh, gồm: cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình), màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao), màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao), màu đỏ.

Về tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc xin (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều) và khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).

Về phạm vi đánh giá cấp độ dịch được đánh giá từ quy mô cấp xã, khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.

Xem thêm: Gợi Ý 75 Món Quà Tặng Quà Giáng Sinh Cho Bạn Trai Hay Và Ý Nghĩa Dịp Giáng Sinh

Nghị quyết Hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 cũng đưa ra tiêu chí đánh giá cấp độ dịch. Cụ thể, có 5 tiêu chí đánh giá cơ bản và điều chỉnh cấp độ dịch.

Tiêu chí 1 là số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần. Tiêu chí 2 là tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19. Tiêu chí 3 được đánh giá bằng tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị theo mô hình tháp 3 tầng và đảm bảo số giường hồi sức cấp cứu tại các cơ sở y tế trực thuộc tối thiểu 2% tổng số ca mắc mới (theo dự báo tình hình dịch tại địa phương ở cấp độ 4).

Tiêu chí 4, theo quy định tại Hướng dẫn, 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) có oxy y tế và 100% các quận, huyện, thị xã, thành phố (huyện) có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng.

Tiêu chí 5 là tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm chủng theo lộ trình (tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 áp dụng trong tháng 10/2021; tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19áp dụng từ tháng 11/2021).

Đồng thời, hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” cũng đưa ra yêu cầu và cách tính các tiêu chí.

Theo đó, với tiêu chí 1 là số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần. Ca mắc mới tại cộng đồng không bao gồm ca nhập cảnh, ca mắc trong cơ sở cách ly y tế tập trung đã có kết quả âm tính lần đầu kể từ ngày cách ly. Cách tính: Số mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/1 tuần = <(Số mắc mới trong tuần + Số mắc mới của tuần trước)/(2 x Dân số trên địa bàn)> x 100.000

Với tiêu chí 2 - tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19, được tính là số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 (ít nhất sau tiêm 2 tuần) trên tổng dân số trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên cư trú trên địa bàn x 100 (%).

Tiêu chí 3, tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị theo mô hình tháp 3 tầng và đảm bảo số giường hồi sức cấp cứu tại các cơ sở y tế trực thuộc tối thiểu 2% tổng số ca mắc mới (theo dự báo tình hình dịch tại địa phương ở cấp độ 4).

Tiêu chí này áp dụng ở cấp tỉnh và bắt buộc đối với tất cả các tỉnh, thành phố không phân biệt cấp độ dịch. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng theo quyết định của Bộ Y tế.

Số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh, thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân) bảo đảm tối thiểu đáp ứng 2% tổng số ca mắc mới theo dự báo tình hình dịch tại tỉnh tương đương với tỷ lệ mắc mới ở cấp độ 4.

Với tiêu chí 4, Hướng dẫn quy định 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) có oxy y tế và 100% các quận, huyện, thị xã, thành phố (huyện) có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng.

Trạm y tế xã bảo đảm cung cấp oxy, gồm tối thiểu các thiết bị 1 chai oxy 5-10 lít; 1 bình oxy 40 lít hoặc máy tạo oxy; 2 bộ làm ẩm oxy có đồng hồ giảm áp; 2 bộ chia 2 hoặc 3; 5 bộ dây thở oxy gọng kính (người lớn, trẻ em) và 5 mặt nạ thở (người lớn, trẻ em).

Trung tâm y tế huyện xây dựng và trình UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động quyết định của Bộ Y tế và tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng. Đồng thời, địa phương có phương án thiết lập trạm y tế lưu động tại khu, cụm công nghiệp (kết hợp với bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh); được diễn tập, sẵn sàng đáp ứng khi cần thiết.

Quy định và cách tính tiêu chí 5 như sau tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm chủng theo lộ trình. Tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 áp dụng trong tháng 10/2021; tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 áp dụng từ tháng 11/2021.

Tiêu chí này được tính là số người từ 65 tuổi trở lên hoặc từ 50 tuổi trở lên cư trú trên địa bàn được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 trên tổng dân số trong độ tuổi từ 65 tuổi trở lên hoặc từ 50 tuổi trở lên trên địa bàn x 100%.

(vietnamnet.vn)

Không coi nhẹ phục hồi tâm lý sau khi mắc Covid-19

Sau nhiễm Covid-19, bệnh nhân cần thời gian phục hồi về mặt sức khỏe, thể trạng và đặc biệt không thể xem nhẹ những vấn đề trầm cảm, rối loạn lo âu. Trị liệu tâm lý là một hành trình dài nhưng cần thiết để giúp người bệnh sau khi vượt qua được Covid-19 trở về với cuộc sống bình thường.

Trầm cảm, stress, rối loạn tâm thần sau điều trị Covid-19

Các chẩn đoán của vấn đề tâm thần trong đại dịch chủ yếu các nhóm triệu chứng ám ảnh về dịch bệnh; cảm xúc buồn rầu, mất hy vọng; rối loạn giấc ngủ, dễ bùng nổ cảm xúc và có phản ứng mạnh hơn trước… Với tỷ lệ bệnh nhân gặp nhiều sang chấn tâm lý sau khi điều trị Covid-19, nhiều bệnh viện dã chiến đã thành lập tổ tư vấn sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân.

Theo kết quả kháo sát, đánh giá sức khỏe tinh thần của người bệnh tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 của Bệnh viện Chợ Rẫy gần đây nhất, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 bị trầm cảm là 20%, rối loạn lo âu là 53,3%, stress là 16,7%. Có đến 66,7% bệnh nhân từng thở HFNC có tỷ lệ trầm cảm. Tỷ lệ những bệnh nhân từng thở ô-xy qua mặt nạ, hoặc thở máy có tỷ lệ rối loạn lo âu cao lên tới 66,7%.

Đặc biệt, có 67% bệnh nhân rất mong muốn được tư vấn, điều trị tâm lý trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện và sau khi xuất viện.

Anh Trương Quốc Phong, bệnh nhân Covid-19 từng vượt qua đại dịch tâm sự, anh thường xuyên rơi vào trạng thái mất ngủ, lo âu. Các đêm ngủ không sâu giấc và chỉ dám ngủ 1-2 tiếng lại tỉnh vì ám ảnh do từng bị suy hô hấp nặng trong lúc ngủ.

Anh Nguyễn Phi Long sau khi được các bác sĩ tại Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid-19, Bệnh viện Bạch Mai giành giật sự sống từ cửa tử cũng gặp những sang chấn tương tự. Dù đã được về nhà, nhưng anh vẫn có lúc nghĩ quẩn đến việc tự tử dù vì cơ thể gặp nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới phổi, tim,thận sau dịch. Anh thường xuyên rơi vào trạng thái mất ngủ, lo âu và không có động lực sống.

Bác sĩ Vũ Quang Ngọc, Khoa Hồi sức tích cực 3, Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid-19, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại trung tâm, có nhiều bệnh nhân dù diễn biến không nặng nhưng cũng có biểu hiện lo lắng, rối loạn tâm thần và ám ảnh về bệnh tật. Trường hợp anh Nguyễn Phi Long là một trong số những bệnh nhân như vậy.

“Có trường hợp bệnh nhân trẻ stress, liên tục đòi cắn lưỡi tự tử, gây khó khăn cho các bác sĩ điều trị. Những bệnh nhân ấy cần có thêm thời gian và sự động viên của gia đình để vượt qua những sang chấn tâm lý”, bác sĩ Ngọc nói.

Trạng thái rối loạn tâm thần tới mức đòi tự tử là một thách thức trong công tác điều trị của các y, bác sĩ. Nhưng tình trạng này diễn ra ở rất nhiều bệnh viện dã chiến khi người bệnh chịu nhiều tổn thương do nhiễm Covid-19. Nhóm người dễ gặp những rối loạn về tâm thần nhất là người cao tuổi, trẻ em, thanh thiếu niên hoặc những người gặp stress, có nhiều gánh nặng cuộc sống, không có nghề nghiệp ổn định, nhóm người có vấn đề về sức khỏe tâm thần trước đó.

Bác sĩ Vương Đình Thùy, tổ tư vấn sức khỏe tâm thần của Bệnh viện dã chiến 16 TP Hồ Chí Minh chia sẻ thực tế, anh từng điều trị cho một bệnh nhân nam 56 tuổi nhiễm Covid-19 nặng. Người đàn ông này là trụ cột gia đình, nên khi sức khỏe suy yếu có triệu chứng buồn chán, trầm cảm, có suy nghĩ tuyệt vọng, có ý định tự sát. “Chúng tôi phải sử dụng phác đồ cấp cứu, giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt hơn, sử dụng thuốc tâm thần tốt nhất và hỗ trợ tâm lý hàng ngày”, bác sĩ Thùy cho hay.

Có trường hợp dù gia đình và bản thân đã vượt qua bệnh tật, nhưng ám ảnh về cái chết và lo sợ mất đi người thân khiến họ chỉ có ý muốn tự sát. Bệnh nhân N.T.H tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 của Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những trường hợp như vậy.

Ở giai đoạn đầu điều trị, bệnh nhân N.T.H luôn trong tình trạng loạn thần, rối loạn tri giác, không phối hợp điều trị, tự ý tháo máy HFNC và nhiều lần có ý định nhảy lầu, cắn lưỡi tự tử vì nghĩ rằng chồng con đã mất do Covid-19.

Để giúp bệnh nhân ổn định tinh thần, ê-kíp điều trị đã thường xuyên liên hệ với gia đình bệnh nhân, phối hợp với thân nhân người bệnh để áp dụng tâm lý trị liệu cho bệnh nhân, đồng thời đánh giá, theo dõi sát sao quá trình điều trị. Sau khi điều trị cho bệnh nhân qua giai đoạn loạn thần cấp, bệnh nhân đã khỏi bệnh, hoàn toàn tỉnh táo, được xuất viện. Ngày xuất viện, bệnh nhân N.T.H đã khóc như mưa và gửi lời xin lỗi y, bác sĩ.

Cần quan tâm việc phục hồi tâm lý cho các F0 sau đại dịch

Các chuyên gia tâm lý cho biết, sau khi trải qua căng thẳng, thậm chí trải qua được ranh giới mong manh của sự sống, bất kỳ ai cũng sẽ bị ảnh hưởng tâm lý, có những lo lắng, cảm xúc không ổn định. Tuy nhiên, mỗi người đều phải tìm cách để vượt qua nó bằng việc tự nỗ lực bản thân hoặc nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý.

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến, tổ tư vấn sức khỏe tâm thần của Bệnh viện dã chiến 16 TP Hồ Chí Minh, trong quá trình cách ly, điều trị do nhiễm Covid-19, mặc dù khi cơ thể bệnh nhân được điều trị đã tốt hơn, khỏe mạnh xuất viện nhưng ảnh hưởng tâm lý sẽ còn kéo dài.

“Từ thực tế, chúng tôi thấy bệnh nhân các vấn đề thường gặp tương đối cao ở bệnh nhân là trầm cảm, lo âu. Cùng với đó, có một số người sau khi nhiễm Covid-19 cũng tăng việc sử dụng chất kích thích để họ tránh trạng thái căng thẳng liên quan đến Covid-19”, bác sĩ Yến nói.

Theo một số nghiên cứu trên thế giới, 1/3 bệnh nhân khỏi mắc chứng rối loạn tâm thần trong vòng 6 tháng kể từ khi khỏi bệnh như mất ngủ, rối loạn lo âu. Vì thế, không thể xem nhẹ vấn đề rối loạn tâm thần và một số đối tượng cần phải được theo dõi và hỗ trợ tâm lý.

“Khi người bệnh gặp stress mà không được hỗ trợ tâm lý sớm có ý nghĩa phòng ngừa hoặc giảm bớt nguy cơ sẽ dẫn đến tình trạng mắc tâm thần nặng”, bác sĩ Yến khuyến cáo.

Các bác sĩ cũng bày tỏ, các nhà khoa học cần sớm có nghiên cứu và đánh giá sức khỏe tiềm ẩn của người bệnh sau đại dịch, nghiên cứu sâu hơn về virus SARS-CoV-2 và rối loạn tâm thần để chẩn đoán các bệnh lý tâm lý càng sớm càng tốt, để có những biện pháp can thiệp giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, tâm lý sau đại dịch.