Vệ sinh rốn khi mang thai

Khi mang thai, rốn có nhiều sự thay đổi. Do đó, mẹ bầu thường quan tâm đến cách vệ sinh rốn cho bà bầu hiệu quả, phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.

Bạn đang xem: Vệ sinh rốn khi mang thai


Giữ cho cơ thể sạch sẽ là một điều bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm. Rốn là một bộ phận bị thụt vào trong nên dễ tích tụ mồ hôi, da chết và bụi bẩn. Khi mang thai, rốn cũng có nhiều sự thay đổi. Do đó, mẹ bầu thường quan tâm đến cách vệ sinh rốn cho bà bầu hiệu quả, phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.


Một số vấn đề về rốn bà bầu thường hay gặp phải

Trước khi tìm ra cách vệ sinh rốn cho bà bầu, phụ nữ mang thai cần lưu tâm đến một số thay đổi của rốn trong thời gian thai kỳ.

1. Rốn mẹ bầu bị lồi ra ngoài

Trong quá trình mang thai, khi em bé phát triển, bụng mẹ bầu giãn nở khiến rốn của bà bầu bị lồi ra ngoài. Điều là một hiện tượng phổ biến; và khiến nhiều mẹ băn khoăn về cách vệ sinh rốn cho bà bầu mà không ảnh hưởng đến con.

Nếu mẹ bầu cảm thấy không thoải mái với rốn bị lồi, một tin tốt đó là tình trạng này chỉ diễn ra tạm thời và sẽ hết sau khi sinh con. Mẹ bầu có thể che rốn lồi bằng quần áo. Một số mẹ sử dụng băng gạc để tạo ra vẻ phẳng phiu hơn khi mặc quần áo.

Mẹ bầu cũng lưu ý nhờ bác sĩ kiểm tra để đảm bảo rối lồi không phải là biểu hiện của thoát vị rốn. Bất kỳ chỗ phồng bất thường nào trong thai kỳ, gây đau đớn và không thuyên giảm; mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận tư vấn và can thiệp kịp thời trước khi tìm cách vệ sinh rốn cho bà bầu.

*
Khi mang thai, rốn mẹ bầu thường sẽ bị lòi ra, hoặc ngứa, một số trường hợp bị đau

2. Rốn mẹ bầu bị ngứa

Một lý do thúc đẩy mẹ bầu tìm cách vệ sinh rốn cho bà bầu đó là do da xung quanh rốn đặc biệt dễ bị ngứa khi mang thai. Hiện tượng này thường tạm thời; nhưng nhiều mẹ bầu tưởng ngứa là do vùng da chưa sạch sẽ. Trên thực tế, da mẹ bầu căng ra có thể bị kích ứng và ngứa.

Một điều quan trọng cần lưu ý đó là mẹ bầu không nên nhầm lẫn giữa rối bị ngứa và mảng sẩn ngứa khi mang thai (một dạng phát ban lan rộng, gây ngứa nghiêm trọng và xuất hiện khắp cơ thể). Mẹ bầu cần nói chuyện ngay với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi tìm cách vệ sinh rốn cho bà bầu; để có thêm thông tin và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Giao Hữu Việt Nam 1 - Giao Hữu Quốc Tế Đt Việt Nam

3. Rối mẹ bầu bị đau

Đôi khi, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau tức bên trong rốn. Điều này có thể do da trên bụng của mẹ bầu bị căng hoặc có thể là một vấn đề cơ bắp. Trước khi tìm hiểu về cách vệ sinh rốn cho bà bầu, mẹ bầu hãy luôn thông báo cơn đau cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh; để nhận một số gợi ý về cách giúp giảm bớt cơn đau. Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, rốn bị đau chỉ là tạm thời vì bụng căng ra.

Cách vệ sinh rốn cho bà bầu

Vệ sinh rốn cho bà bầu không được khuyến khích, mẹ bầu cần tham khảo với bác sĩ để biết cách chăm sóc cơ thể, và cách vệ sinh rốn cho bà bầu phù hợp với tình trạng thai kỳ, sức khỏe thể chất của mẹ.

Một số lưu ý chung khi mẹ bầu vệ sinh quanh vùng rốn đó là:

Không dùng móng tay hoặc đồ vật dùng để rửa cơ thể gãi vào rốn vì chúng có thể đâm vào da, dẫn đến chảy máu hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng. Luôn rửa tay thật sạch sẽ trước khi chạm vào vùng rốn. Sử dụng những sản phẩm do bác sĩ, nữ hộ sinh khuyến nghị. Không vệ sinh rốn quá mạnh để tránh gây nhiễm trùng, dẫn đến đau bụng và làm tăng nguy cơ sảy thai.

Những bộ phận khác cần chú ý

Chăm sóc và làm sạch cơ thể là rất quan trọng đối với mẹ bầu; ngoài những lưu ý về cách vệ sinh rốn cho bà bầu; mẹ bầu cũng cần chú ý đến những bộ phận nhạy cảm khác như vùng kín, vùng ngực và phần nách.

1. Vệ sinh vùng kín

Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bà bầu vệ sinh vùng kín:

Sử dụng một loại nước rửa vệ sinh vùng kín đơn giản không mùi cho vùng kín. Không thụt rửa âm đạo (xịt nước vào trong âm đạo); điều này có thể làm trôi vi khuẩn tốt và thực sự có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Không rửa bên trong âm đạo; âm dạo có cơ chế tự làm sạch một cách tự nhiên. Không rửa vùng âm đạo bằng xà phòng và gel thông thường hoặc loại có mùi thơm quá nồng; điều này làm tàn phá sự cân bằng độ pH và làm mất vi khuẩn tốt giữ cho âm đạo khỏe mạnh khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.

2. Vệ sinh vùng ngực

Núm vú mẹ bầu có xu hướng bị rỉ sữa non; một chất có màu vàng của sữa; đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối cùng. Điều này có thể xảy ra thường xuyên và điều quan trọng là thay áo ngực tránh để núm vú quá ướt. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng miếng dán ngực.

Ngoài ra, mẹ bầu hãy nhớ rửa núm vú thường xuyên để ngăn chất lỏng hình thành lớp vỏ xung quanh nó. Mẹ bầu cũng cần đảm bảo không sử dụng xà phòng trên núm vú khi tắm hàng ngày. Xà phòng có xu hướng làm khô và có thể dẫn đến nứt núm vú.

Sau khi bước ra khỏi phòng tắm, mẹ bầu nên thoa một ít kem dưỡng ẩm lên núm vú nếu chúng quá khô. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng những lưu ý về cách vệ sinh rốn cho bà bầu để áp dụng cho vùng ngực.

*
Mẹ bầu nhớ thay áo ngực, tránh để núm vú quá ướt để tránh nhiễm trùng nhé!

3. Vệ sinh vùng nách

Nếu mẹ bầu cảm thấy căng thẳng về các mảng da sẫm màu hơn tại vùng nách, đừng quá lo lắng mẹ nhé! Phần lớn các vùng da sẫm màu sẽ mờ dần trong năm sau khi con chào đời hoặc khi mẹ cho con bú. Nhưng cũng có khả năng những vết sẫm màu đó không mờ đi; đó là hoàn toàn bình thường. Mẹ bầu có thể giúp giảm thiểu tình trạng tăng sắc tố da và vệ sinh vùng nách tốt hơn; mẹ bầu hãy thử các mẹo và thủ thuật sau.

Thoa kem chống nắng khi ra ngoài, kể cả những ngày trời nhiều mây hoặc mưa. Sử dụng các sản phẩm dành cho da nhạy cảm. Ngừng sử dụng chất khử mùi làm từ nhôm hoặc muối nở có thể gây kích ứng. Nghiên cứu các lựa chọn vitamin trước khi sinh có chứa folate, giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố. Hạn chế tẩy lông thường xuyên để tránh viêm nhiễm và tăng sản xuất melanin. Hãy thử các sản phẩm chăm sóc da sạch bao gồm các thành phần như chiết xuất uva ursi, vitamin C và axit salicylic.

Như thường lệ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sản phẩm sử dụng phù hợp với mẹ bầu.