Không khí lạnh và phân tích đợt không khí lạnh tăng cường mạnh vào ngày 7/01/2021 tại tỉnh bắc ninh

Không khí lạnh là một trong những hệ thống thời tiết nguy hiểm, do khối không khí từ phía bắc xâm nhập xuống nước ta, hệ thống gió đang tồn tại ở miền Bắc thay đổi một cách cơ bản: trở thành hệ thống gió có hướng lệch bắc và khí áp tăng. Cùng với sự xâm nhập lạnh là sự giảm nhiệt độ từ 50C -100C/ngày.

Bạn đang xem: Không khí lạnh và phân tích đợt không khí lạnh tăng cường mạnh vào ngày 7/01/2021 tại tỉnh bắc ninh

Không khí lạnh (KKL) xâm nhập xuống miền bắc nước ta thành từng đợt, gây ra sự biến đổi thời tiết mạnh mẽ như rét đậm, rét hại, gió trên đất liền chuyển hướng lệch bắc với cường độ mạnh gây biển động sóng lớn, gây thiệt hại đáng kể về người và phương tiện. Những đợt KKL liên tiếp là nguyên nhân gây rét đậm kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sản suất nông-lâm-ngư nghiệp, và đời sống sinh hoạt của nhân dân. KKL ảnh hưởng đến nước ta hầu như quanh năm. Vào thời kỳ chuyển tiếp xuân hè, hoặc đôi khi cuối thu, KKL xâm nhập có thể xuất hiện mưa dông mạnh, đôi khi kèm theo tố lốc, mưa đá với sức tàn phá lớn. Vào cuối thu đầu đông, KKL thường kết hợp với các hệ thống thời tiết như: dải hội tụ nhiệt đới, XTNĐ, bão gây ra những đợt mưa rất lớn diện rộng, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển Trung bộ dẫn tới lũ lụt nghiêm trọng. Đặc biệt trong các tháng chính đông (tháng 12;1; 2 ) KKL hoạt động thường kèm theo front lạnh rất mạnh mẽ gây ra những hiện tượng thời tiết như rét đậm, rét hại, gió đông bắc mạnh, sóng lớn, biển động, mưa nhỏ, mưa phùn kéo dài, đây là những đặc trưng thời tiết sau front lạnh ảnh hưởng tới miền bắc nước ta trong các tháng chính của mùa đông. Vì thế việc theo dõi và dự báo sự xâm nhập của KKL ảnh hưởng tới Việt Nam là một việc cần thiết đối với những người làm công tác dự báo.

Chính vì lí do trên, trong bài báo cáo này tôi muốn phân tích một đợt không khí lạnh điển hình xảy ra vào tháng chính của mùa đông gây ra đợt rét đậm rét hại diện rộng, nhằm hiểu rõ hơn về cơ chế tác động cũng như ảnh hưởng của KKL trong mùa đông ở Việt Nam.

II. Không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam

Không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam là KKL từ phía nam lục địa Trung Quốc di chuyển xuống phía Bắc Việt Nam và khu vực phía Bắc biển Đông. Không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Bắc có thể được phân chia thành 3 thời kỳ chính như sau:

- Thời kỳ đầu mùa: Từ tháng IX đến tháng XI. Trong thời kỳ này, các đợt KKL tràn xuống miền Bắc nước ta di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc – Nam và chịu sự biến tính khi đi qua lục địa Trung Quốc. Mặc dù nhiệt độ của nó đã tăng lên khá nhiều so với ban đầu, nhưng khi đến nước ta nó vẫn giữ được đặc tính cực đới lạnh. Do quá trình biến tính khi đi qua lục địa khối không khí trở nên rất khô, tạo thành một mùa khô hanh đặc trưng ở Bắc Bộ trong thời kỳ này.

- Thời kỳ chính mùa (giữa mùa đông): Từ tháng XII đến tháng II năm sau. Thời kỳ này còn gọi là thời kỳ chính đông, là những tháng rét nhất trong năm và cũng là thời kỳ có nhiều đợt gió mùa nhất trong năm. Vào thời kỳ này ở các vĩ độ trung bình dòng xiết gió tây trên cao phát triển rất mạnh. Không khí lạnh tràn về di chuyển theo hướng Đông Bắc - Tây Nam bị biến tính qua biển nên lượng ẩm tăng lên rõ rệt. Sự lạnh đi của bề mặt trong giai đoạn này khiến cho nhiệt độ lớp không khí tiếp giáp cũng giảm đi nhiều, độ ẩm nhanh chóng đạt trạng thái bão hòa và cũng tạo nên một lớp nghịch nhiệt ở tầng thấp tồn tại sát bề mặt đất, không khí không chuyển động lên cao và hình thành màn mây tầng (St) dày đặc ở rất thấp gây ra các đợt mưa nhỏ, mưa phùn ổn định trên toàn miền Bắc. Biên độ dao động nhiệt ngày đêm rất thấp, nên thời kỳ này cũng là thời kỳ rét nhất trong năm. Ở Bắc Bộ vào tháng XII, không khí lạnh tràn về vẫn còn là những đợt không khí hanh khô và các đợt rét đậm, rét hại đầu mùa cũng thường xuất hiện vào thượng tuần tháng này.

- Thời kỳ cuối mùa: Từ tháng III đến tháng V. Thời kỳ này còn gọi là thời kỳ chuyển tiếp và bắt đầu của mùa hạ, mưa nhiều. Áp thấp phía tây bắt đầu phát triển và mở rộng về phía đông nam gây nên những đợt nóng sớm. Bề mặt đất bị đốt nóng, nhiệt độ tăng và ở mức khá cao.

Xem thêm: Anne Tóc Đỏ Dưới Chái Nhà Xanh, Questions About

Khi lưỡi áp cao lạnh lục địa di chuyển xuống phía nam sẽ nén rãnh thấp nối với vùng áp thấp phía tây gây ra hiện tượng nắng to, nhiệt độ ban đầu tăng cao, nóng nực thường thấy trước khi không khí lạnh tràn về. Sau đó khi nó đầy nên cho mưa rào và kèm theo dông, có thể xảy ra tố, lốc và mưa đá.

Vào tháng III, là thời kỳ chuyển tiếp của gió mùa do đó khi không khí lạnh tràn về có thể vẫn xuất hiện những đợt mưa nhỏ, mưa phùn và rét, đồng thời những cơn dông đầu mùa sớm nhất cũng thấy xuất hiện trong tháng này khi có không khí lạnh tràn về.

III. Bảng thống kê cực trị từ 2007-2021 Tại Bắc Ninh

STT

Năm

Tn

Tháng

STT

Năm

Tn

Tháng

1

2007

9.2

I

9

2014

7.7

I

2

2008

6.4

II

10

2015

9.4

I

3

2009

7.2

I

11

2016

5.1

I

4

2010

9.0

XII

12

2017

9.1

XII

5

2011

10.5

I

13

2018

8.4

XII

6

2012

7.8

I

14

2019

9.3

XII

7

2013

6.6

XII

15

2020

10.4

I

8

2013

6.6

XII

16

2021

7.8

I

*

Tại mực 850mb: Khối KKL nén rãnh mờ qua Bắc Bộ. Gió chuyển dần sang hướng Đông Bắc, tốc độ mạnh cấp 2, cấp 3 và duy trì trong những ngày tiếp theo.

Tại mực 700mb, 500mb : Khu vực Đông Bắc chịu ảnh hưởng của trường gió Tây Tây Bắc cường độ khá mạnh và duy trì trong mấy ngày tiếp theo.

Ngày

7

8

9

10

11

12

13

Trạm

Tb

tm

R24

Tb

tm

Tb

tm

Tb

tm

Tb

tm

Tb

tm

Tb

tm

Bảo Lạc

12.7

11.7

-

9.6

8.6

9.2

7.2

9.8

7

10.6

8.2

11.9

7.9

10.4

3.4

Cao Bằng

11.2

9.8

0

8.6

7.7

8.6

7.1

9.3

7.1

11

8

11.8

7.9

11.5

3.6

Nguyên Bình

9.3

8.1

3.2

6.5

5.5

6.7

5.5

7.2

5

8.9

6.9

10

5.9

9.48

2.8

Trùng Khánh

7.1

6

1.7

4.3

3.2

5.0

3.9

7.2

4.8

8.08

6.7

9.65

6

8.43

1.7

Thất Khê

11.3

10

-

7.7

6.9

7.7

6.3

9

6.2

9.6

7.2

11

7.4

10.4

3.4

Lạng Sơn

10.1

8.5

-

6.1

4.9

6.6

5.3

8.2

6.3

9.03

7.3

11.4

7.5

11.2

3.4

Mẫu Sơn

3.1

1.8

3.1

-1.4

-1.8

-2.8

-3.4

-0.4

-2.3

0.78

-0.8

3.78

0.7

8.5

5.8

Đình Lập

11

9.4

0

6.9

6.0

7.2

6.1

8.9

7

9.75

8.5

11.5

7.5

9.88

1.8

Bắc Sơn

9.9

8.3

0

6.1

4.9

6.3

5.1

7.8

5.9

9.03

7.2

11

8.4

10.9

3.8

Hữu Lũng

13.3

12

-

10.1

9.0

9.5

8.4

10.7

8.4

12.2

10.5

14.3

11

13.7

6.5

Sơn Động

13.1

11.6

-

8.7

7.4

8.5

7.0

10.2

7.6

11.1

9.6

12.9

9.3

12.9

5.4

Lục Ngạn

12.7

11

-

9.1

8.6

8.8

7.3

10.5

8.3

11.7

9.7

13.3

10.8

13.2

6.5

Bắc Giang

14.3

12.4

0

10.6

9.7

9.9

8.6

10.7

9.4

12.5

10.6

14.1

11

14.8

8.2

Hiệp Hòa

14

12.6

-

10.8

10.0

9.9

8.5

10.6

9

12.5

10.5

14.1

11

14.2

8

Bắc Ninh

13.9

12

0

10.9

10.0

10.1

8.9

11.1

9.5

12.9

10.8

14.9

11.8

14.8

8.9

Móng Cái

12.5

10.8

1

8.8

8.0

9.2

8.2

10

8.5

10.5

8.5

12.6

8

12.2

7.2

Quảng Hà

12.9

12.1

0.8

9.2

8.5

9.1

8.2

9.6

7.7

10.9

9

11.7

6.9

9.33

4

Tiên Yên

13.8

12.1

-

9.4

8.5

9.3

7.5

9.8

7.8

10.9

9.3

11.8

5.7

12.1

6.3

Cửa Ông

13.6

11.5

0.4

9.4

8.5

9.1

7.6

9.7

7.9

10.7

8.4

12.8

9.3

13.6

9

Cô Tô

12.5

11

0

9.1

8.5

9.1

8.2

9.5

7.9

9.88

8.3

12.9

10.5

13.9

11.3

Bãi Cháy

14.6

12.9

0

9.9

8.5

9.5

8.2

10.4

8.2

11.3

9.5

13.5

11.6

13.6

9.3

Uông Bí

14.6

12.9

-

10.2

9.8

9.6

8.4

10.8

9.2

11.7

9.4

13.9

10.7

13.6

8.9

Phù Liễn

14.5

12.5

0.5

10.7

9.2

9.3

7.8

10.2

7.5

11

8.7

13.3

9.5

14.8

11.8

Hòn Dấu

15.2

13.2

1000

10.9

9.9

10.2

6.8

10.2

8.5

11.8

9.8

11.1

11.4

15.8

11.7

Bạch Long Vĩ

14.7

12.8

0

10.5

9.4

10.3

9.2

11

9.8

10.9

9.3

13.1

11.8

14.9

12.6

*

Một số hình ảnh đặc trưng xảy ra của đợt rét đầu tiên năm 2021.

VI. Kết luận:

Đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2011 kéo dài hơn 20 ngày, làm chết gần 26.500 con gia súc, thiệt hại cho ngành chăn nuôi 130 tỉ đồng.

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi cũng như nhiều ngành kinh tế khác của nước ta còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí tượng thủy văn. Chính vì vậy việc dự báo thời tiết, cập nhật các bản tin thời tiết đối với địa phương là vô cùng cấp thiết và quan trọng, để có thể ứng phó kịp thời giảm thiểu, phòng tránh phần nào những thiệt hại do điều kiện thời tiết khắc nghiệt do thiên tai gây ra.