TÁC DỤNG CỦA CÀ TÍM DÀI

Cà tím là thực phẩm được dùng trong các món nướng hoặc bung , vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng. Cà tím giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, cà tím còn có thể chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau. Vậy cà tím có tác dụng gì, cà tím trị bệnh gì? Tất cả đều được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Tác dụng của cà tím dài


Cà tím là quả gì?

Cà tím hay còn gọi là cà dái dê, tên khoa học là Solanum melongena. thuộc họ Cà ( Solanaceae ) . Cà tím được xếp hạng nằm trong danh sách Vua của những loại rau củ về giá trị dinh dưỡng cũng như mức độ ưa chuộng của nó.

Loại quả này được biết đến từ thời tiền sử ở miền Đông và miền Nam châu Á. Tuy nhiên đến những thập niên 1500 mới được những nước phương Tây biết tới.

Đặc điểm

Cà tím là cây thân thảo cùng họ với khoai tây, cà chua, hồ tiêu… Thân cây phát triển với chiều cao trung bình từ 50- 150cm và thường có gai nhỏ. Cà tím có lá lớn, phiến lá rộng và mặt dưới lá được bao phủ bởi lông tơ. Hoa có màu trắng đến tím nhạt, nhị hoa có màu vàng.

*

Phân loại cà tím

Bạn có thể tìm thấy nhiều giống cà tím khá nhau , tuy nhiên có thể phân loại cà tím theo hình dáng của chúng như :

Cà tím dài : Là loại cà tím có hình thuôn dài, có thân nhỏ, phần đầu thuôn nhỏ hơn về phía đầu quả. Lớp da ở phía ngoài mỏng, mọng nước, thịt dày.Cà tím tròn : Là loại quả có hình tròn, kích thước cỡ một nắm tay. Lớp vỏ dày, phần thịt bên trong ít nước và thường được sử dụng để làm các món hầm, chiên.Cà tím củ : Là loại quả có hình thuôn dài, trông giống như củ. Bạn có thể dùng cà tím này vào chế biến với nhiều món ăn khác nhau, hấp, chiên, xào

Dinh dưỡng trong cà tím

Để trả lời cho câu hỏi ” cà tím có tác dụng gì” thì thành phần dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Loại quả này là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong đó chất xơ chiếm lượng lớn cùng các vitamin, khoáng chất mà lại chứa rất ít calo.

Trung bình 82gr cà tím sống sẽ có các chất dinh dưỡng như sau:

Năng lượng: 20caloCarbs: 5grChất xơ: 3grChất đạm: 1grMangan: 10% RDI (lượng khuyến dùng mỗi ngày)Folate: 5% RDIKali: 5% RDIVitamin K: 4% RDIVitamin C: 3% RDI

Bên cạnh đó, trong cà tím còn chứa một lượng nhỏ những khoáng chất khác như magie, đồng , niacin.

*

Cà tím có tác dụng gì? Cà tím trị bệnh gì?

Giảm cân

Như đã đề cập, cà tím có chứa hàm lượng chất xơ cao, vì thế nó rất tốt cho người ăn kiêng. Nó đem lại cảm giác no lâu, không có nhu cầu nạp thêm calo từ những món ăn vặt.

Tốt cho xương khớp

Cà tím có chứa lượng lớn sắt và canxi. Nó rất tốt cho những người đang óc nguy cơ bị suy thoái xương , loãng xương.

Xem thêm: Đề Kiểm Tra 1 Tiết Sinh Học 11 Học Kì 1 Năm 2021, Đề Kiểm Tra 1 Tiết Sinh 11 Có Đáp Án

Theo Y học Cổ truyền, cà tím có tính hàn, vị ngọt, thường được sử dụng trong bài thuốc dân gian chữa các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, viêm đa khớp, phong thấp…Bên cạnh đó, lượng kali trong cà tím cũng giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.

Chống thiếu máu

Cà tím có nhiều sắt và đồng, là thành phần thiết yếu của những tế bào hồng cầu. Vì thế, cà tím là một sự lựa chọn lý tưởng giúp chống lại bệnh thiếu máu.

Làm đẹp da

Không chỉ là món ăn thường xuyên có mặt trong thực đơn dinh dưỡng, cà tím còn được biết tới là “thần dược” cho làn da. Nhiều chị em review rằng, đắp mặt nạ cà tím thường xuyên giúp làn da mịn màng và căng mọng. Bên cạnh đó, các dấu hiệu lão hóa, da thâm sạm cũng được cải thiện đáng kể.

*

Ngừa táo bón

Mỗi ngày sử dụng khoảng 100-200g cà tím chế biến thành những món ăn đơn giản ăn cùng bữa cơm sẽ giúp ngừa táo bón hiệu quả.

Tốt cho mắt

Trong cà tím có chứa anthrocyanin là một hợp chất hòa tan, nó tốt cho hệ thần kinh trung ương. Vì thế nó có thể phòng đục thủy tinh thể và mắt nhìn rõ hơn, khỏe hơn.

Lợi tiểu

Sự tích tụ nước bên trong cơ thể có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau : kinh nguyệt, bệnh tim, thai nghén, bệnh thận,…Vì vậy việc dùng cà tím sẽ giúp thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Giảm cholesterol trong máu

Những hợp chất phenoplic bên trong cà tím còn chứa một lượng đáng kể axit chloregenic. Đây là gốc tự do mạnh mẽ nhất được tìm thấy trong cơ thể. Axit chlorogenic làm giảm nồng độ cholesterol xấu và một loại kháng sinh kháng virus và ung thư.

Giúp bỏ thuốc lá

Trong cà tím có chứa nicotin, 10g cà tím có hiệu quả như hút thuốc trong 3 giờ. Vì thế, khi thèm thuốc hãy ăn những món ăn từ cà tím để tránh độc hại.

Những lưu ý khi dùng cà tím

Không ăn quá nhiều cà tím bởi có thể gây độc : Solanine bên trong cà có tác dụng phụ đó là gây kích thích cho hệ hô hấp và gây mê. Cho dù có đun sôi thì chất này cũng không biến mất. Vì thế khi nấu cần cho thêm chút giấm để phân hủy solanine.Nên ăn cả vỏ : Vỏ cà tím có chứa nhiều Vitamin nhóm B, C, có lợi đối với sức khỏe.Không nấu cà tím trong nhiệt độ quá cao : Nếu nấu ở nhiệt độ quá cao sẽ gây thất thoát nhiều chất dinh dưỡng, cách ăn tốt nhất đó chính là hầm hoặc ninh nhừ.Những người bị hen suyễn, bệnh thận không nên dùng cà tím bởi nó chứa hàm lượng oxalate cao dễ gây ra sỏi thận.Cà tím có tính hàn, vì vậy khi nấu có thể thêm một vài lát gừng. Những người mắc tiêu chảy cũng nên tránh sử dụng nhiều cà.