Súng Đồ Chơi Bắn Đạn Bi

Hiện nay, để mua một khẩu súng bắn đạn nhựa, đạn bi sắt, súng hơi nước... trên các trang thương mại điện tử dễ như mua... bim bim.
*
*

*
Chia sẻ
*
Bình luận

Hiện nay, để mua một khẩu súng bắn đạn nhựa, đạn bi sắt, súng hơi nước... trên các trang thương mại điện tử dễ như mua... bim bim.


Nếu trước đây, mua đồ chơi lạ, độc thường phải lên Lương Văn Can, Hàng Mã... thì nay trẻ em dễ dàng mua ở các gian hàng trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo...

Bạn đang xem: Súng đồ chơi bắn đạn bi

 

Chỉ cần gõ từ khóa "súng", hàng loạt sản phẩm đồ chơi bạo lực hiện lên với đủ kiểu dáng, mẫu mã, tính năng. Chỉ cần ngồi ở nhà và trải nghiệm mua hàng, người mua dễ dàng sở hữu những món đồ chơi này.

 

Theo khảo sát của nhóm PV, giá của mặt hàng này dao động từ 20.000 đồng đến cả triệu bạc một khẩu súng.

Khi được hỏi về quá trình kiểm duyệt đăng tải sản phẩm, chủ một shop bán đồ chơi trên Lazada thật thà chia sẻ: "Tôi chưa thấy bên Lazada cảnh cáo về mặt hàng này bao giờ nên là thấy có nhu cầu mua thì tôi bán thôi. Tôi thấy Lazada có ghi là không được bán các mặt hàng cấm, nhưng khi tôi đăng sản phẩm này thì vẫn thấy được bán bình thường".

Xem thêm: Chương Ix: Chính Quyền Địa Phương Là Gì ? Chính Quyền Địa Phương Ở Tỉnh Là Gì

 

Theo Điều 5 - Nghị định 59/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12.6.2006, quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, nêu rõ: Nghiêm cấm thương nhân và tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hoạt động có liên quan đến thương mại tại Việt Nam kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.

Theo đó, tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo của Nghị định 59/NĐ-CP nêu rõ: Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm các chương trình trò chơi điện tử) thuộc loại hàng hóa bị cấm kinh doanh.

 

Luật sư Trần Thu Nam cho biết: "Các trang thương mại điện tử được xác định là đơn vị trung gian, kết nối người mua với người bán. Họ có trách nhiệm cam kết không được phép phê duyệt các mặt hàng cấm được kinh doanh trên hệ thống thương mại điện tử của mình. Trong trường hợp các mặt hàng cấm được kinh doanh trên các hệ thống thương mại điện tử, những đơn vị này hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính bằng cách phạt tiền và phạt bổ sung theo pháp luật hiện hành". 

Còn theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, cá nhân, tổ chức sản xuất có thể bị phạt hành chính từ 500.000 đến 1.000.000 đồng; ngoài ra, có thể bị phạt bổ sung. Cá nhân, tổ chức cho trẻ em chơi những loại đồ chơi nguy hiểm có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.