Phương pháp đọc nhanh của người nhật

Hãy bắt đầu với một câu hỏi có vẻ không liên quan tới chủ đề về cách đọc nhanh: Bạn sẽ làm gì sau khi đạt chức vô địch diễn thuyết thế giới? Có thể bạn đang nghĩ xem nên khoe cái cúp to tướng với ai, hoặc tổ chức ăn mừng như thế nào với khoản tiền thưởng kếch xù.Bạn đang xem: Phương pháp đọc nhanh của người nhật

cách đọc nhanh đọc hiệu quả nhớ lâu nhớ dai

Nhưng Craig Valentine, nhà vô địch diễn thuyết thế giới 1999 thì khác, việc đầu tiên ông làm ngay khi xuống sân bay, là mua một cuốn sách với tựa đề “Làm sao diễn thuyết hay hơn?”. Quả là tinh thần của những nhà vô địch! Song cái này thì có liên quan gì tới cách đọc nhanh?

3 lý do để bạn cần biết cách đọc nhanh hơn

Lý do #1: Biết cách đọc nhanh, giúp bạn học được nhiều hơn

Sau khi bị chê là “có cái mỏ như vịt và không nên mở miệng trước đám đông”, Craig Valentine đã đọc tất cả các sách về diễn thuyết và áp dụng để đạt chức vô địch. Craig nói rằng hầu hết mọi người rất lười đọc sách, nên trong một năm bạn chỉ cần đọc một cuốn sách, là đã trở thành “tiến sĩ” trong mắt 90% dân số còn lại.

Bạn đang xem: Phương pháp đọc nhanh của người nhật

craig valentine world champion of public speaking 1999Nếu biết cách đọc nhanh, bạn có thể còn đọc 1 cuốn mỗi tháng, thậm chí một cuốn mỗi tuần, và trở thành “giáo sư” trong lãnh vực ấy!

Blog hay & liên quan Sơ đồ tư duy, 1 ảo tưởng, 2 sai lầm, 3 giải pháp!...

Hơn nữa, thời đại ngày nay cho dù không muốn bạn vẫn phải đọc hằng ngày. Nếu bạn đang đi học, thì đó là những tập đề cương dày cộp. Nếu bạn đang đi làm, thì đó là những tài liệu chuyên môn nặng trịch. Nên khi biết cách đọc nhanh, bạn không chỉ thoát khỏi gánh nặng nhanh hơn, mà còn có thể dành thời gian cho những thứ khác, hoặc đọc những cuốn sách mình thích!

Lý do #2: Biết cách đọc nhanh, giúp bạn tập trung hơn

Bạn có gặp trạng thái buồn ngủ và mất tập trung khi đọc sách không? Một trong những nguyên nhân ít biết của chuyện đó là do… bạn đọc quá chậm. Trong cuốn Dạy đọc nhanh, Tony Buzan đã khẳng định: bộ não của bạn có thể tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ tương đương 20000 chữ/phút, song điều đáng buồn là đa số mọi người thường đọc với tốc độ 200 chữ/phút.

dạy đọc nhanh - sách của Tony Buzan

Nếu bạn vẫn tin rằng đọc càng chậm thì tiếp thu càng tốt, hãy dành ít phút xem clip dưới đây để trải nghiệm.

Sau thí nghiệm, tôi tin rằng bạn đã nhận ra một sự thật. Có thể bạn chưa đọc nhanh hơn, nhưng việc đọc chậm hơn quả thật là khó chịu. Mà thật ra là bộ não của bạn khó chịu thì đúng hơn. Hãy tưởng tượng bộ não của bạn là một siêu nhân, mà chỉ được phép làm một công việc duy nhất là… dọn nhà. Tất nhiên, khó chịu là điều tất yếu!

Blog hay & liên quan Mất tập trung và cách trị tận gốc...

Lý do #3: Biết cách đọc nhanh, giúp bạn… vân vân và vân vân.

Nói chung chỉ cần google từ khóa “đọc nhanh” là bạn sẽ thấy vô vàn bài viết ca ngợi lợi ích của cách đọc nhanh nên tôi nghĩ chỉ cần hai lý do cơ bản bên trên là đủ. Còn bây giờ, chúng ta hãy cùng khám phá 3 kỹ thuật rất lợi hại, giúp bạn có thể tự rèn luyện cách đọc nhanh tại nhà, hiệu quả, mà hoàn toàn FREE SpeedReading.edu.vn thì đạt 1320 từ/phút với tỉ lệ hiểu 80%. Dù không cao, song tôi vẫn tự hào vì nó gần gấp… 7 lần ngày xưa, ì ạch với 200 từ/phút.

Có thể tôi đọc chưa nhanh bằng các cao thủ đọc siêu tốc, song các kỹ thuật dưới đây được tổng hợp từ các sách dạy đọc nhanh hay nhất mà tôi biết, đã giúp nhiều người đạt 5000 từ/phút, và vẫn đang giúp tôi nhích dần tới cái đích đó ^^!

3 kỹ thuật lợi hại giúp bạn biết cách đọc nhanh hơn

Cách đọc nhanh #1 – Tăng khẩu độ mắt để đọc nhanh hơn

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người ta đọc chậm như rùa bò, đó là do đọc từng chữ một. Thực tế, một người không luyện tập gì cũng có thể đọc được 3-5 chữ trong một lần nhìn. Hãy xem clip dưới đây và trải nghiệm xem khẩu độ mắt của bạn lớn tới mức nào nhé!

Nếu thích, bạn có thể bật lại clip trên sau đó chọn ra một cặp chữ xa nhau nhất mà mắt bạn vẫn nhìn rõ và dùng thước đo khoảng cách giữa chúng rồi đặt nó lên một tài liệu bất kỳ. Khi làm vậy, nhiều bạn phát hiện ra rằng tiềm năng đọc thực sự của mình là tận 10 chữ trong một lần nhìn.

Song liệu biết bí mật này, tốc độ đọc có tăng lên gấp 10? Không hẳn. Vì không dễ để bỏ thói quen đọc từng chữ đã vốn ăn sâu bám rễ từ rất lâu. Cách khắc phục truyền thống là bạn dùng vật dẫn.

Giống như khi tra từ điển, người ta hay dùng ngón tay để dò chữ cho nhanh, thì khi đọc sách bạn có thể làm tương tự. Hãy chỉ tay (hoặc bút) vào một chữ ở khoảng 1/4 dòng và cố đọc các chữ xung quanh, rồi đưa bút “nhảy cóc” tới chữ tiếp theo ở khoảng giữa (tham khảo hình dưới)

cach-dat-but-min

Ngoài ra có một cách khác nữa buộc mắt phải đọc nhiều chữ hơn. Nếu bạn đang đọc bài này bằng trình duyệt máy tính, dùng zoom out để thu nhỏ trình duyệt lại. Nếu dùng trên di động, hãy để ý 2 mũi tên góc trái bên dưới sẽ giúp bạn phóng to thu nhỏ cỡ chữ. Khi đó bạn hãy tưởng tượng có một đường kẻ màu đỏ ở giữa màn hình, và tập đọc từ trên xuống dưới.

Cách đọc nhanh #2 – Bôi màu từ khóa để đọc nhanh hơn

Rất nhiều người kỳ vọng rằng sau khi áp dụng kỹ thuật đọc nhanh, họ sẽ có ngay khả năng đặc biệt là đọc một lần nhớ ngay. Điều này không phải là không thể, song đòi hỏi sự khổ luyện công phu. Nên bước đầu đọc nhanh, mà bạn thấy mình tập trung hơn, không bị buồn ngủ là thành công rồi!

Hơn nữa, với một giáo trình hoặc một cuốn sách hay thì sẽ không dễ để hiểu sau một lần đọc. Nên có một bí quyết giúp bạn mỗi lần đọc lại sẽ đọc nhanh hơn, hiểu sâu hơn. Đó là sau khi đọc xong một trang sách, bạn hãy bôi màu cho các từ khóa. Hãy thử nhìn ảnh bên dưới, từ nào đập vào mắt bạn đầu tiên?

cách đọc nhanh hơn với bút dạ quang...

Khi nhìn vào hình trên, hầu hết mọi người sẽ chú ý ngay tới từ motivation. Về mặt khoa học, não bộ bị ấn tượng bởi màu sắc, nên việc bôi màu cho từ khóa không chỉ làm nó nổi bật, mà còn tiết kiệm thời gian khi đọc lại. Vì lúc ấy bộ não sẽ không phải bận tâm tới các từ thừa, để tập trung kết nối các từ khóa, giúp bạn nhớ lại toàn bộ nội dung trang sách.

Tất nhiên, nếu bạn không nỡ bôi màu chi chít trên sách của mình thì có thể… mượn sách người khác. Tôi đùa đấy, cách áp dụng đơn giản nhất là bạn photo sách cần đọc ra và tha hồ bôi màu. Hoặc nếu có Smartphone, bạn cũng nên cài các app có hỗ trợ highlight khi đọc Ebook.

Cách đọc nhanh #3 – Dập tắt tiếng đọc thầm để đọc nhanh hơn

Suy cho cùng, bản chất của cách đọc nhanh là bạn giúp cho bộ não hiểu thông tin được đưa vào một cách nhanh nhất. Mà ngôn ngữ tư duy của bộ não là hình ảnh, nên muốn đọc nhanh hơn bạn cần tập thói quen nhìn vào chữ là kết nối ngay tới hình ảnh, thay vì để cho giọng đọc thầm vang lên.

Cách #1 – Hình dung lại sau mỗi đoạn đọc

Sau khi đọc một đoạn nào đó, bạn hãy dừng lại một chút để hình dung lại những gì vừa đọc thành hình ảnh rõ ràng trong đầu. Cách này vừa giúp cho mắt được nghỉ ngơi, vừa giúp khởi động bán cầu não phải, phụ trách hình ảnh.

Xem thêm: Ngửi Tinh Dầu Sả Chanh Có Tốt Không? Có Tác Hại Của Tinh Dầu Sả

Không chỉ áp dụng cho từng đoạn. Mà sau khi đọc từng phần, từng trang, từng chương, bạn cũng nên làm như vậy. Đây cũng là một cách để giúp ôn tập lại những gì vừa đọc, từ đó nâng cao hiệu quả của việc ghi nhớ.

Cách #2 – Đọc thầm liên tục chữ “nhanh”

Rất khó để bộ não có thể làm hai việc một lúc, nên khi bạn vừa đọc thầm liên tục “nhanh nhanh nhanh…” vừa đưa mắt nhìn chữ trên sách, thì giọng đọc thầm sẽ bị lấn át. Khi mới làm, có thể bạn cũng sẽ không hiểu được những gì vừa nhìn.

Song đừng lo, hãy cứ làm lại một vài lần, bộ não thông minh của bạn sẽ tự kích hoạt những khả năng tiềm ẩn. Rồi sẽ tới lúc bạn thấy mặc dù rõ ràng bạn đọc thầm “nhanh nhanh nhanh…” nhưng vẫn có thể hiểu những gì vừa nhìn.

Cách #3 – Xây dựng từ điển hình ảnh cho từ khóa

Đây là cách tôi thích nhất. Tuy mất công một chút ban đầu, song nó chắc chắn sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn. Đơn giản là khi khoanh tròn từ khóa, bạn có thể vẽ vào ngay cạnh một hình ảnh hoặc ký hiệu đơn giản để minh họa cho từ khóa ấy.

Dần dần, bạn sẽ xây dựng cho mình một “từ điển hình ảnh”, để mỗi lần nhìn vào từ đó là trong đầu sẽ lập tức bật ra hình ảnh tương ứng thay cho giọng đọc thầm. Nếu bạn vẽ xấu thì cũng đừng lo, hãy khám phá khái niệm “hình gợi nhớ” qua thí nghiệm trong clip dưới.

Lời kết và những câu hỏi về cách đọc nhanh

Vậy là bạn đã nắm được 3 kỹ thuật rất đơn giản mà lợi hại để tăng tốc độ đọc nhanh của mình rồi, hãy đơn giản là áp dụng thôi. Còn bên dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp liên quan tới cách đọc nhanh.

Chúng sẽ liên tục được cập nhật, nên bạn thi thoảng hãy ghé thăm bài viết này nhé (lúc đó có thể bạn cũng sẽ thấy tốc độ đọc của tôi lại tăng lên tiếp nhờ áp dụng các kỹ thuật trên đấy ^^!)

Hỏi: Có người cho rằng đọc nhanh không quan trọng bằng đọc hiệu quả?

Nếu định nghĩa đọc nhanh là tiếp thu thông tin nhanh hơn (chứ không phải là đọc ẩu, đọc sót), còn đọc hiệu quả là đọc hiểu và nhớ áp dụng. Thì tôi thì thích cả hai (và tôi tin rằng bạn cũng muốn thế). Và thật ra, 3 kỹ thuật đọc nhanh trong bài viết này cũng có góp phần gia tăng hiệu quả của việc đọc rồi.

Hỏi: Có phải tùy từng loại tài liệu mới đọc nhanh? Đọc sách truyện thì sao?

Có một số kỹ thuật đọc nhanh đòi hỏi bạn cần tập trung cao độ và có thể bị mệt sau khi đọc xong. Nếu bạn dùng các kỹ thuật đọc nhanh đó thì đúng là không nên áp dụng cho sách truyện.

Song các kỹ thuật đọc nhanh trong blog này khá đơn giản và thú vị, bạn nên áp dụng luôn vào sách truyện để luyện thói quen. Ví dụ cách đọc xong rồi hình dung, sẽ giúp cho truyện bạn đọc trở nên sinh động hơn.

Hỏi: Nên đọc ebook hay sách giấy thì tốt hơn?

Sách giấy có rất nhiều lợi ích: cầm sướng tay, tiện ghi chú, không hại mắt và khi cần có thể gối đầu, hoặc cho ai đó mượn. Song ebook cũng có rất nhiều lợi ích: gọn nhẹ, có thể đọc mọi lúc mọi nơi, không lo rách… và nếu có ebook dạng PDF thì bạn có thể dễ dàng in ra khi cần.

Mỗi loại đều có ưu nhược riêng, nên tùy vào nhu cầu của bạn. Cá nhân tôi thì hay đọc ebook, một phần vì hay đi lại nên không tiện… vác theo tủ sách, hơn nữa tôi thấy tốc độ đọc ebook thường nhanh hơn so với sách giấy (vì không phải lật trang, và đọc theo chiều dọc 7-10 chữ/hàng)

Hỏi: Nên đọc sách gì và làm sao để chọn được sách hay?

Thật ra một cuốn sách có hay không thường phụ thuộc vào cảm quan người đọc, cũng như mục đích của họ. Nếu bạn đọc sách với một mục tiêu rõ ràng, thì sách nào cũng sẽ tăng độ hấp dẫn lên gấp đôi. Ví dụ mục tiêu của bạn là đi du học Mỹ, thì tự nhiên sách về văn hóa Mỹ sẽ hấp dẫn bạn.

Khi đã xác định được mục tiêu rồi thì chọn sách hay rất dễ. Sách hay sách dở gì thì cũng luôn có ai đó đọc nó trước bạn. Hãy google tên sách hoặc “sách + chủ đề bạn quan tâm” sẽ ra nhiều bài đánh giá về sách, cũng như giới thiệu những cuốn sách thuộc chủ đề đó.

Cá nhân tôi thì hay lên mục Top sách tại đây để xem sách nào đang bán chạy, sách nào đang hót, đọc review kỹ trước khi quyết định có đầu tư cho sách đó hay không (có thể mua ebook hoặc sách giấy). Bạn cũng có thể đăng ký chương trình 52 tuần cảm hứng, để nhận được sách hay hằng tuần.

Hỏi: Tôi rất bận nhưng muốn đọc sách, vậy phải làm sao?

Cho dù bận đến mấy, thì chắc chắn bạn vẫn sẽ có những khoảng thời gian rảnh ví dụ như lúc chờ đợi ai đó. Bạn nên mang theo một chiếc smartphone bên người với sẵn một kho sách trong đó, để bất cứ lúc nào tiện là lấy ra đọc vài trang ^^!

Nhờ tận dụng mọi khoảng thời gian rảnh, mỗi lần đọc vài trang mà tôi đã từng hoàn thành 1 cuốn sách trong có 1 tuần thôi đấy :)

Còn bạn, bạn có băn khoăn hay câu hỏi gì liên quan tới chủ đề này, hãy comment nhé! Tôi sẽ trả lời, hoặc những cao thủ đọc nhanh tình cờ lướt qua Blog này cũng sẽ trả lời cho bạn. Chúc bạn ngày càng đọc nhanh, đọc nhiều, đọc hiệu quả, và cải thiện điểm số, nâng cao hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống ^^!

Bạn có thể chờ quà tự mở, hoặc share và tag#hoanghaistore.com để xem. Chia sẻ là chìa khóa thành công!

MỞ KHÓA NGAY

Lưu ý: Để đảm bảo mở khóa thành công, tốt nhất hãy sử dụng trình duyệt, bấm vào nút trên để Share bạn nhé!