Máy Trợ Giảng Loại Nào Tốt

Một chiếc máy trợ giảng là thiết bị không thể thiếu đối với một giáo viên hay hướng dẫn viên du lịch. Thiết bị này không chỉ giúp người dùng truyền tải các nội dung cũng như ý tưởng đến người nghe một cách tốt nhất mà còn giúp họ tránh được các căn bệnh liên quan đến họng, phế quản, tiết kiệm sức lực mỗi lần thuyết trình.

Bạn đang xem: Máy trợ giảng loại nào tốt

– Máy trợ giảng có vai trò như thế nào đối với người sử dụng?

Máy trợ giảng không dây hay máy trợ giảng có dây đáng mua hơn?

Nên mua máy trợ giảng loại nào tốt ?

Cùng giải quyết các câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đấy nhé!


Nội Dung Bài Viết

Top 5 máy trợ giảng loại nào tốt nhất 2023Tìm hiểu: máy trợ giảng là gìHướng dẫn chọn mua máy trợ giảng tốt nhấtNên mua máy trợ giảng hãng nào tốt, phù hợp

Top 5 máy trợ giảng loại nào tốt nhất 2023

1. Máy trợ giảng không dây Shidu SD-718 (Khuyên dùng)

*

Máy trợ giảng không dây Shidu SD-718


Xem giá SD-718 ưu đãi tại Shopee
Xem giá SD-718 ưu đãi tại Lazada

Dẫn đầu trong các thương hiệu máy trợ giảng hiện nay phải kể đến dòng sản phẩm của Shidu – Shidu SD-718. Máy trợ giảng không dây Shidu SD-718 có mặt trên thị trường vào năng 2018 với thiết kế đẹp mắt, tone màu thời thượng, các tính năng đa dạng đáp ứng tối đa các nhu cầu của người sử dụng.

Shidu SD-718 nặng 156 gram (khá là nhẹ so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường), kích thước nhỏ gọn, tiện lợi cho người dùng mang theo mình và khi sử dụng.

Với thân máy được làm từ loại nhựa ABS vô cùng an toàn, máy trợ giảng Shidu SD-718 có khả năng chịu lực tốt, giảm thiểu tình trạng trầy xước khi không may bị rơi. Với thiết kế màn hình LED vô cùng tiện dụng, hiển thị lượng pin ngay trên máy, giúp người dùng dễ dàng kiểm soát, đồng thời, các phím tắt vật lý dễ dàng thao tác, rất tiện lợi.

Máy trợ giảng Shidu SD-718 sử dụng pin lithium với dung lượng 1000mAh, máy có thể dùng liên tục trong 12h. Ngoài ra, Shidu SD-718 còn hỗ trợ thẻ nhớ TF với dung lượng 32GB cho phép người dung lưu trữ lượng thông tin vô cùng lớn.

Sử dụng công nghệ UHF, máy trợ giảng Shidu SD-718 tiếp nhận tín hiệu âm thanh sau đó khuếch đại với dải âm thanh 90Hz – 18KHz to, rõ nét lan tỏa tới người nghe trong hội trường 100m2 vẫn có thể nghe rõ ràng.

Hiện nay, máy trợ giảng Shidu SD-718 đang được bán trên Tiki với mức giá 1.299.000đ.

2. Máy trợ giảng không dây Aporo T9 UHF (Nên cân nhắc)

*

Máy trợ giảng không dây Aporo T9 UHF


Xem giá T9 UHF ưu đãi tại Tiki
Xem giá T9 UHF ưu đãi tại Lazada

Bên cạnh máy trợ giảng Shidu SD-718 thì máy trợ giảng Aporo T9 cũng là sự lựa chọn phù hợp cho các thầy cô giáo trong các buổi đứng lớp của mình. Được ứng dụng công nghệ hiện đại với công suất hoạt động lên tới 40W, tần số UHF cực cao, máy trợ giảng Aporo T9 có thể bắt và phát sóng trong bán kính tới 30m.

So với Shidu SD-718, máy trợ giảng Aporo T9 dùng được liên tục trong 15h (nhiều hơn 3h) nhờ dung lượng pin lớn lên đến 2200mAh, đặc biệt phù hợp với các buổi diễn thuyết dài.

Với thiết kế tinh tế, màu sắc hài hòa (2 tone màu chủ đạo là đỏ và đen) người dùng có thể lựa chọn theo ý thích của mình. Aporo T9 vô cùng tiện dụng với nhiều tính năng tích hợp như: máy không chỉ có thẻ nhớ lưu trữ, cổng sạc USB mà còn có tính năng ghi âm REC vô cùng tiện lợi.

Có 2 phiên bản máy trợ giảng Aporo T9 trên thị trường hiện nay: trong đó 1 máy sử dụng công nghệ thu sóng UHF, 1 máy tích hợp công nghệ FM. Theo những đánh giá từ khách hàng đã sử dụng cả 2 sản phẩm thì bạn nên lựa chọn phiên bản sử dụng công nghệ UHF vì nó được nhà sản xuất khắc phục các lỗi về nhiễu sóng và thu âm kém.

Hiện nay máy trợ giảng Aporo T9 đang được bán trên Sendo với mức giá 1.200.000đ.

3. Máy trợ giảng Sony SN-898 (Giá rẻ)

*

Máy trợ giảng Sony SN-898


Xem giá SN-898 ưu đãi tại Lazada
Xem giá SN-898 ưu đãi tại Shopee

Trong phân khúc máy trợ giảng giá rẻ, bạn có thể lựa chọn một chiếc máy trợ giảng SN-898 của Sony. Với thiết kế bắt mắt, múc giá giao động chỉ từ 300.000đ, hoàn toàn phù hợp với bạn nếu như nhu cầu sử dụng đơn giản, ít tính năng.

Máy trợ giảng SN-898 có thiết kế dây đeo, hoàn toàn phù hợp với các bạn là hướng dẫn viên du lịch thường xuyên phải di chuyển, hoặc giáo viên khi đi công tác.

Với công suất hoạt động 15W, SN-898 không hề kém cạnh các dòng máy trợ giảng cao cấp, sản phẩm có đường truyền âm thanh cực kỳ ổn định nhờ dải âm thành từ 100Hz – 15kHz, không khác một chiếc amply thu nhỏ.

Máy trợ giảng SN-898 sử dụng micro không dây, cố khả năng kết nối và phát âm tốt trong bán kính 15m. Máy sử dụng pin rời, vì thế có thể dễ dàng thay đổi nếu như gặp vấn đề.

4. Máy trợ giảng có dây Shidu SD-S358

*

Máy trợ giảng có dây Shidu SD-S358


Xem giá SD-S358 ưu đãi tại Shopee
Xem giá SD-S358 ưu đãi tại Tiki

Thương hiệu Shidu còn một sản phẩm khác trong dòng máy trợ giảng đó là máy trợ giảng SD-S358 cùng đang rất được đông đảo người sử dụng yêu thích.

Cũng giống như dòng máy Shidu SD-718, máy trợ giảng Shidu Sd-S358 có trọng lượng khá nhẹ, chỉ nặng 288 gram, vô cùng tiện lợi cho những chuyến đi xa.

Tuy chỉ hoạt động với công suất 10W, dài âm thanh ngắn từ 80Hz – 12kHz, nhưng Shidu Sd-S358 vẫn được đánh giá có khả năng thu phát tốt trong phạm vi 30m2.​

Ngoài ra, máy trợ giảng này còn được thiết kế với micro chống hú, có thể sử dụng máy liên tục trong 15h nhờ dung lượng pin lớn, lên tới 1500mAh. Bên cạnh đó, với thẻ nhớ dung lượng 16Gb cũng cho phép người dùng có thể lưu trữ lượng thông tin lớn.

5. Máy trợ giảng không dây Sony SN-204W (Giá cao)

*

Máy trợ giảng không dây Sony SN-204W


Xem giá Sony SN-204W trên Shopee
Xem giá Sony SN-204W trên Lazada

Trong các sản phẩm máy trợ giảng hiện nay, để đánh giá sản phẩm nào có khả năng thu phát âm thanh tốt nhất thì chắc chắn là máy trợ giảng không dây SN-204W – một sản phẩm của ông lớn Sony.

Nhờ thiết kế công suất hoạt động cao (30W), đồng thời mức dãi âm từ 100Hz – 15kHz, SN-204W đảm bảo đường truyền âm thanh cực kỳ tốt đến tai người nghe. Giống như máy trợ giảng của Shidu, SN-204W cùng được thiết kế bằng chất liệu ABS độ bền cao, tránh va đập và hạn chế trầy xước.

Ngoài ra máy tích hợp các tính năng trong một như: bộ thu phát sóng có thể khuếch đại trong hội trường đến 70 -100m2, 2 micro (1 có dây và 1 không dây) sử dụng công nghệ wireless 2.4G hạn chế âm thanh rè hiệu quả.

Với mẫu mã sang trọng, thiết kế đẹp mắt, kết hợp dây đeo tiện lợi, người dùng có thể dễ dàng mang sản phẩm theo mình. Đặc biệt là những buổi thuyết trình dài hơi thì một chiếc máy trợ giảng như SN-204W là không thể thiếu bởi với dung lượng pin 1800mAh, máy có thể hoạt động liên tục trong 10h, đồng thời SN-204W sử dụng nguồn điện 7,4V, cho phép sạc đầy pin chỉ trong 3-5h.

Với các chức năng tiện ích trên, mức giá bán của SN-204W khá cao, khoảng 1,5 triệu đồng cho một sản phẩm.

Xem thêm: Tổng Hợp Giá Máy Đánh Trứng Mini Điện Máy Xanh, Máy Đánh Trứng Cầm Tay Điện Máy Xanh

Tìm hiểu: máy trợ giảng là gì

Máy trợ giảng là thiết bị thường được các giáo viên, giảng viên hay hướng dẫn viên du lịch sử dụng để khuếch đại âm thanh lớn hơn, giúp người nghe có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin từ người nói.

Với thiết kế đẹp mắt, kết cấu nhỏ gọn, các sản phẩm máy trợ giảng hiện nay đang dần thay thế cho các máy ampli cồng kềnh và phức tạp mà mọi người vẫn thường sử dụng khi trước.

Nguyên lý, cấu tạo và cách hoạt động

Với kết cấu 3 bộ phận chính là loa, micro (có dây hoặc không dây), bộ thu phát âm, máy trợ giảng có cơ chế hoạt động như sau: Sau khi micro thu âm thanh sẽ truyền tải đến loa. Tại đây, hệ thống máy sẽ xử lý dữ liệu và khuếch tán âm thanh thu được ra một phạm vi lớn hơn.

Tác dụng của máy trợ giảng

Với trọng lượng vô cùng nhẹ, chỉ từ 200 – 500 gram, người dùng có thể dễ dàng mang theo khi đi công tác hay du lịch.

– Giá thành rẻ, thiết kế đẹp mắt, hiện đại.

– Máy trợ giảng hoàn toàn có thể khuếch đại âm thanh trong bán kính từ 20-30m. Chất lượng âm thanh tốt, truyền tải rõ nét đến người nghe.

– Giúp người sử dụng hạn chế các bệnh liên quan đến họng và phế quản do nói to, nói nhiều thường xuyên.

– Chức năng thu âm sẵn của máy cũng vô cùng tiện lợi cho giáo viên, giảng viên chuẩn bị trước bài giảng của mình.

Đối tượng nào nên mua máy trợ giảng

Máy trợ giảng sở hữu rất nhiều tính năng hữu ích, tuy nhiên không phải ai cũng cần sử dụng đến sản phẩm này. Một số đối tượng dưới đây chúng tôi khuyên nên mua máy trợ giảng cho mình đó là:

– Giáo viên, giảng viên thường xuyên đứng lớp, máy trợ giảng sẽ là sản phẩm tuyệt vời giúp bạn truyền tải nội dung bài học đến các sinh viên.

– Hướng dẫn viên du lịch, MC chương trình: Với trọng lượng vô cùng nhẹ, dễ dàng mang theo người, máy trợ giảng sẽ là vật dụng hỗ trợ công việc của bạn hoàn thành tốt hơn.

– Nhân viên bán hàng thường xuyên phải tiếp xúc với người mua. Công việc nói nhiều sẽ khiến bạn bị đau họng vì thế bạn cũng nên sắm máy trợ giảng để sức khỏe tốt hơn.

Các loại máy trợ giảng thông dụng

Hiện nay có 2 loại máy trợ giảng chính là máy trợ giảng có dâymáy trợ giảng không dây.

Máy trợ giảng có dây được bán với mức giá khá rẻ, tuy nhiên hơi bất tiện cho người sử dụng vì bạn phải đeo máy trên vai. Để phát được âm thanh, micro kết nối với loa thông qua một sợi dây, vì thế rất hay gặp trục trặc.

Với máy trợ giảng không dây, các bộ phận được kết nối với nhau thông qua công nghệ tần số FM, UHF hay mạng Wireless, rất tiện lợi cho người sử dụng, tuy nhiên mức giá sản phẩm này cao hơn rất nhiều so với máy trợ giảng có dây.

Hướng dẫn chọn mua máy trợ giảng tốt nhất

1. Thiết kế và kiểu dáng nhỏ gọn, tiện dụng

Người tiêu dùng luôn luôn ưu tiên các sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, dễ dàng mang theo khi di chuyển, đồng thời màu sắc tinh tế tích hợp nhiều chức năng trong cùng một sản phẩm.

*

Có rất nhiều máy với nhiều màu sắc bắt mắt như xanh, xám, đỏ, đen,… bạn hoàn toàn có thể lựa chọn theo sở thích.

2. Chất liệu của máy trợ giảng phải an toàn

Một tiêu chí quan trọng khác mà người dùng quan tâm đó chính là chất liệu máy trợ giảng. Các sản phẩm máy trợ giảng hiện nay hầu hết được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp ABS hay PC, đảm bảo chịu lực tốt và chống trầy xước khi máy rơi, tiện lợi với những người thường xuyên di chuyển với máy trợ giảng.

3. Công suất lớn không phải lúc nào cũng tốt

Với những buổi giảng bài hay thuyết trình dài, người dùng luôn muốn sở hữu một chiếc máy trợ giảng với công suất lớn giúp khuếch đại âm thanh rộng trong hội trường lớn. Tuy nhiên, công suất phát thanh luôn luôn phải đi kèm với chất lượng âm thanh. Nếu âm lượng lớn nhưng lại quá rẻ thì cùng không khiến người dùng cảm thấy yêu thích.

Những máy trợ giảng hiện đại, sử dụng tần số FM thường phát ra âm thanh tốt, cải thiện chức năng hú rít thường gặp ở những máy trợ giảng đời cũ.

4. Dung lượng pin không bị quá thấp

Với những bài giảng có thời lượng cao, người thuyết trình cần một máy trợ giảng phải đảm bảo công suất hoạt động liên tục trong 15-20h. Những máy có dung lượng pin thấp thường bị ngắt giữa chừng do không tải nổi, ảnh hưởng đến mạch của người nói.

Nếu như thường xuyên có những bài thuyết trình dài, người dùng nên ưu tiên sử dụng các máy trợ giảng có dung lượng pin từ 1000 – 2500mAh là hợp lý nhất.

5. Giá máy trợ giảng bao nhiêu

Thị trường máy trợ giảng hiện nay rất đa dạng, tùy vào thương hiệu sản xuất, kiểu dáng và tính năng mà giá máy trợ giảng có các mức khác nhau, giao động từ 500.000đ đến 2 triệu đồng với các sản phẩm tầm trung.

Với phân khúc máy trợ giảng cao cấp từ các thương hiệu như Apollo, Aepel hay Esfor, các sản phẩm có mức giá khá đắt đỏ, từ 4.000.000đ đến 10.000.000đ.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và túi tiền của bản thân mà bạn nên lựa chọn những sản phẩm hợp lý nhất.