Máy ảnh film full cơ

Bên cạnh sự phát triển không ngừng của các dòng máy DSLR với việc tung ra hàng loạt các thiết bị cùng sự nâng cấp tối tân của các ông lớn như Canon, Nikon, Sony, Fuji…thì 1 bộ phận người cầm máy vẫn trung thành với những chiếc máy ảnh cơ (SLR) hay còn được gọi là những chiếc máy ảnh film.

Bạn đang xem: Máy ảnh film full cơ

Không chỉ có thế, gần đây, nhiều bạn trẻ cũng bị thu hút bởi chất lượng ảnh, thao tác, hình dáng… của những chiếc ảnh phim cổ điển này. Bằng chứng là những hastag như #Filmphotography, #35mm, #Filmnotdead, #Buyfilmnotpixels, #istillshootfilm… dần trở nên phổ biến trên các mạng xã hội như Facebook hay instagram.

Với việc những chiếc máy ảnh cơ hay máy ảnh phim phủ sóng rộng rãi trở lại thì nhiều người cũng quan tâm và muốn sở hữu cho mình 1 chiếc máy này. Đối với những nhiếp ảnh gia hay người đã sử dụng các dòng máy DSLR thì việc sắm thêm 1 chiếc máy cơ khá đơn giản. Nhưng với những người mới bắt đầu thì đấy là cả 1 vấn đề. Họ có hàng tá câu hỏi về chiếc máy ảnh cơ này: Mua máy gì, hãng nào, lens gì, giá thành bao nhiêu, thao tác có dễ sử dụng không,…..

Bài viết này sẽ giúp những người mới bắt đầu với chiếc máy ảnh cơ lựa chọn được 1 chiếc máy ưng ý. Nếu bạn biết ít hoặc chưa biết gì về những máy ảnh cơ, bạn muốn 1 chiếc máy ảnh có chất lượng tốt, giá thành rẻ hay đang phân vân giữa những lựa chọn thì bạn nên tham khảo bài viết này.

1. Canon AE-1

*

Canon AE-1 là dòng máy SLR (máy ảnh gương lật) khổ 35mm, được sản xuất bởi Canon Camera K. K. vào giai đoạn 1976 đến 1984 với 2 phiên bản màu đen và đen – bạc. Máy sử dụng pin 4LR44/4SR44 6V, hệ thống ngàm FD đi kèm với khả năng lấy nét theo đường cắt, tốc độ màn trập từ 2 giây đến 1/1000 giây và cũng không thiếu đi chế độ Bulb để người dùng có thể phơi sáng.

Nói về dòng máy ảnh của Canon, không ai có thể phủ nhận tính thân thiện của chúng, và dòng máy Film cũng vậy, người chơi có thể mày mò và biết cách sử dụng trong vài phút. Ví dụ như việc các nút tinh chỉnh thông số khẩu, tốc khá trực quan, kể cả hệ thống hẹn giờ và khoá nút chụp trên thân máy.

Một điểm dễ sử dụng khác mà tôi muốn đề cập đến chính là hệ thống lấy nét theo đường cắt. Theo đó, bên trong kính ngắm sẽ có vòng tròn ở ngay tâm được cắt đôi, khi người dùng vặn vòng lấy nét trên ống kính đến đúng nét thì cả 2 nửa vòng tròn này sẽ khớp lại với nhau, tạo thành một hình đồng nhất.

*

2. Pentax Spotmatic

Spotmatic F là 1 body nổi tiếng, tới mức nghĩ về hệ thống lens M42 là em này luôn này trong danh sách được tìm kiếm nhiều. Ưu điểm của máy này là thiết kế đẹp, giá thành tương đối dễ chịu; hệ lens M42 đa dạng, phong phú và nhiều lens có hiệu ứng lạ, giá khá trải dài linh đông.

*

Body Pentax Spotmatic F tương đối “trâu bò”, body này nằm ở mức khá tốt, không hề kém nhưng cũng không có tính năng gì gọi là đột phá so với các máy film khác: tốc độ tối đa 1/1000, không có nút chồng hình sẵn mà phải làm bằng thủ thuật, pin chỉ dùng để đo sáng, không có pin vẫn chụp được.

Body này lấy nét kiểu “hoa dâu”, trong view ngắm có 1 vùng nhiễu như tivi mất sóng, muốn lấy nét vào đâu, mình chĩa ống kính vào đó và xoay đến khi nào vùng nhiễu đó trở nên rõ nét. Nhiều bạn không thích, vì ngắm không quen thì mỏi mắt; tuy nhiên quen rồi thì nó lại là 1 thế mạnh sau này cho ai muốn dấn thân vào hệ thống máy film khổ lớn vì đa số đều là lấy nét hoa dâu cả.


3. Pentax K100

Pentax K1000 được ví như một “mãnh thú” hoặc “ngựa chiến” vì độ bền cao của nó. Chiếc máy ảnh này được sản xuất từ năm 1976 đến 1997, trở thành 1 trong những máy phim SLR khổ 35 mm có dòng đời sản xuất lâu nhất.

Xem thêm: Top #5 Thuốc Bôi Muỗi Đốt Cho Người Lớn, Thuốc Bôi Muỗi Đốt Cho Người Lớn

*

Giá cả bình dân, đơn giản và dễ sử dụng là ưu điểm của dòng máy này, chính vì vậy Pentax K1000 được nhiều người tin dùng trên khắp thế giới. Vì có giá bán phải chăng cùng thời gian sản xuất kéo dài đến gần 20 năm nên chiếc Pentax K1000 này đã bán được hơn 3 triệu sản phẩm trên toàn thế giới, chính vì thế việc tìm kiếm những sản phẩm này ở thị trường nước ngoài lẫn Việt Nam là điều không hề khó khăn.

Pentax K1000 có thiết kế hoàn toàn bằng kim loại, sử dụng ống kính Pentax ngàm K và đặc biệt là máy không phụ thuộc quá nhiều vào pin. Thực tế, chiếc Pentax này hoạt động hoàn toàn bằng cơ, phần pin chỉ để cung cấp nguồn cho hệ thống đo sáng; và tất nhiên khi máy hết pin thì người dùng vẫn có thể tiếp tục chụp bình thường chứ không “kẹt cò” như Canon AE-1 – vốn sử dụng màn trập điện tử. Hơn nữa, nếu chẳng may hết pin và không có đo sáng, bạn có thể “chữa cháy” tạm thời bằng cách tự đo sáng bằng quy tắc “Sunny 16” mà tôi đã từng giới thiệu trước đây.

4. Nikon FM

*

Dòng Nikon FM có nhiều loại, trải dài từ FM, FM2, FM2n, FM10, FM3a và một số phiên bản khác. Chiếc Nikon FM được trình làng lần đầu vào năm 1977, còn FM10 là một trong những máy mới sản xuất thời gian sau này nên cũng có thể dễ dàng tìm kiếm trên thị trường, thậm chí là với lớp vỏ ngoài lẫn bên trong còn khá mới. Cũng giống Pentax K1000, chiếc Nikon FM có thời gian sản xuất khá dài nên đến nay vẫn dễ tìm mua và dễ sửa chữa do độ phổ biến của nó. Bên cạnh đó, dòng Nikon FM này tương thích với các ống kính ngàm F, vốn có số lượng cực kỳ đa dạng và thậm chí cả những ống kính ngàm F đời sau vẫn có thể lắp vào chiếc máy ảnh này. Tuy nhiên, vấn đề duy nhất gặp phải khi lắp những ống kính tân tiến đời kỹ thuật số là chúng sẽ không hỗ trợ tính năng autofocus vì đây là thiết bị lấy nét bằng tay hoàn toàn.

5. Minolta X-700

*
Được giới thiệu vào năm 1981, Minolta X-700 được xem là một trong những sản phẩm thành công nhất của hãng này. Với giá thành dễ chịu cùng nhiều tính năng dễ sử dụng, kèm theo đó là hệ thống đo sáng flash TTL (vốn chưa từng xuất hiện trên các đời Minolta XG trước đây) đã khiến sản phẩm này càng vượt trội và được nhiều người mới nhập môn để tâm đến. Cũng giống như Canon AE-1, chiếc Minolta X-700 này sử dụng hệ thống màn trập điện tử và vì thế luôn cần pin để hoạt động.

6. Olympus OM (từ đời OM-1 đến OM-4)

Dòng OM của Olympus có khá nhiều đời, tuy nhiên tôi chỉ khuyên nên chọn OM-1, OM-2, OM-3, OM-4. Đây được xem là những chiếc máy có thiết kế bền chắc, phù hợp với cả người chơi chuyên nghiệp lẫn không chuyên.

*

Chiếc Olympus OM-1 được giới thiệu vào năm 1972, thời điểm mà rất nhiều máy ảnh SLR khổ 35mm đã xuất hiện trên thị trường, tuy nhiên sản phẩm này vẫn nổi bật do có thiết kế gọn gàng nhưng không kém phần bền bỉ, kèm theo đó là khối lượng nhẹ dễ mang đi mọi nơi và tiếng gương lật khi hoạt động êm hơn các dòng khác trên thị trường. Chính những ưu điểm của chiếc máy này mà đến nay vẫn còn khá nhiều người chọn lựa nó khi quay lại con đường nhiếp ảnh phim.

Với những tiêu chí như giá thành rẻ, chất lượng tốt, bền, đẹp dễ sử dụng, 6 chiếc máy ảnh cơ trong bài viết là những sự lựa chọn đáng giá để bạn suy nghĩ. Mong rằng với gợi ý của bài viết, bạn sẽ có chiếc máy ảnh phù hợp để có những tấm ảnh film tuyệt vời.