Lư Hương Trần Hưng Đạo

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Đăng bài đòi lư hương Trần Hưng Đạo, báo Người Đô Thị phải gỡ bài “Nhân giỗ Đức Thánh Trần: Cần đặt lại lư hương và tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo,” chỉ ít giờ sau khi đăng.

Bạn đang xem: Lư hương trần hưng đạo

Hôm 18 Tháng Chín, bài viết này của ông Phúc Tiến, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ, trên báo Người Đô Thị làm xôn xao mạng xã hội. Bài viết của ông Tiến liên quan vụ chiếc lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo ở quận 1, Sài Gòn, bị Thành Ủy đột ngột cho dời về đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo hồi Tháng Hai, 2019.

Xem thêm: Cách Làm Nơ Gói Quà Bằng Giấy Báo, Cách Làm Nơ Gói Quà (Mẫu 1)

*
Lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo đã bị Thành Ủy đột ngột cho dời về đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo hồi Tháng Hai, 2019. (Hình: Người Lao Động)


Sự việc được công luận cho là vết nhơ của ông Nguyễn Thiện Nhân, thời điểm đó còn là bí thư Thành Ủy. Việc dời lư hương được hiểu là để chính quyền ngăn chặn giới xã hội dân sự thường đến thắp hương nhân các ngày tưởng niệm Hoàng Sa, Gạc Ma, cũng như bày tỏ quan điểm chống Trung Quốc.

Bài báo nêu trên viết: “…Trên cả nước hiện đang có nhiều quảng trường, công viên hoặc điểm công cộng có đặt tượng đài Trần Hưng Đạo từ Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng đến Nha Trang, Quy Nhơn và các đảo lớn ở Trường Sa. Tại những nơi này đều có lư hương để cắm nhang tưởng nhớ, vậy mà vì sao lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo đầu tiên của cả nước lại bị ‘bóc dỡ?’”

Ông Phúc Tiến nêu đề nghị: “Ngày giỗ ĐứcThánh Trần sắp đến – Chủ Nhật, 26 Tháng Chín, là ‘cơ hội vàng’ sớm nhất để làm ngay nghi lễ tái an vị lư hương kết hợp dâng hương kính lễ Trần Hưng Đạo và cầu nguyện cho quốc thái dân an. Hội Sử Học cùng các hội đoàn xã hội đều có thể chung tay góp sức với chính quyền thực hiện nghi lễ thiêng liêng này. Chúng ta phải có nghĩa vụ sửa chữa các sai phạm vô lễ với tiền nhân, để bản thân và con cháu luôn ghi nhớ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây từ lâu đã là đạo lý của dân tộc.”

Được biết báo Người Đô Thị do bà Nguyễn Thế Thanh, cựu tổng biên tập báo Phụ Nữ TP.HCM đứng sau, hồi năm 2019 từng bày tỏ quan điểm rằng việc dời lư hương dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo “là một quyết định vội vã.”

*
Tượng Trần Hưng Đạo ở quận 1 là nơi giới xã hội dân sự thường đến thắp hương nhân các ngày tưởng niệm Hoàng Sa, Gạc Ma. (Hình: Zing)

Đến nay, công luận đã nhiều lần kêu gọi ông Nguyễn Thiện Nhân cũng như người kế nhiệm Nguyễn Văn Nên có hành động sửa sai bằng cách đem trả lư hương về nơi cũ, nhưng đều không nhận được phản hồi từ hai vị này.

Trên mạng xã hội, có một số ý kiến cho rằng việc dời lư hương, “xúc phạm tiền nhân” đem lại hệ lụy là nội bộ lãnh đạo ở Sài Gòn rối ren, nhiều cựu giới chức phải vào tù, cũng như dịch bệnh COVID-19 gây thiệt hại nặng nề ở thành phố này. (N.H.K)