Lịch Ôn Thi Hiệu Quả

Kỳ thi tốt nghiệp THPT là một trong những kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi học sinh. Bao nhiêu công sức, bao nhiêu nỗ lực trong 12 năm đèn sách đều được thể hiện ở kết quả. Kỳ thi này sẽ quyết định công việc trong tương lai cũng là bước ngoặc đầu tiên để ước mơ của các bạn trẻ được thực hiện. Không bao lâu nữa kỳ thi sẽ diễn ra, chắc hẳn giờ đây các bạn đang lo lắng không biết mình ôn thi thế nào cho hiệu quả khi lượng kiến thức quá nhiều. Để góp phần giúp các bạn không bị áp lực trong việc làm sao học bài thi một cách hiệu quả và nhanh chóng, hãy tham khảo một số bí kíp sau đây nhé.

Bạn đang xem: Lịch ôn thi hiệu quả

1. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể

Cứ 20 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 80% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.Từ bây giờ bạn hãy lấy giấy và xác định mục tiêu ôn thicủa mình: Bạn dự kiến sẽ thi vào trường nào? Số điểm dự kiến là bao nhiêu?

Sau đó, bạn hãy lên danh sách các công việc để có thể từng bước đạt được mục tiêu. Xem xét đâu là việc quan trọng cần làm trước ví dụ nên học bài môn nào trước, bước nào đã hoàn thành thì đánh dấu.

*

2. Tập thói quen ghi chú

Bạn phải ghi chú lại những kiến thức thầy cô nhấn mạnh khi giảng bài hoặc những kiến thức bạn hay nhầm lẫn. Nhớ phải tổng hợp tất cả các môn nhé và ghi chú chúng lại, xem đi xem lại nó sẽ giúp bạn nhớ lâu.

*

3. Tư duy bằng cả hai bán cầu não

Thực ra học kém hay học giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình thôi. Não bạn có 2 bán cầu, bán cầu não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ; còn bán cầu não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Khi học bạn chỉ hoạt động bán cầu não trái, vì vậy muốn học hiệu quả chúng ta phải vận dụng cả 2 bán cầu não của mình bằng cách vừa học vừa tưởng tượng hình ảnh thì sẽ mau thuộc hơn.

*

4. Rèn luyện thói quen tự học

Nhiều bạn đi học thêm như đi chạy “show”, chạy lớp này đến lớp khác. Điều đó làm cho các bạn mệt mỏi, học thêm xong đã thấm mệt, về nhà nằm ngủ hôm sau đi học tiếp, không có thời gian xem lại bài, làm cho bản thân dần dần bị tích tụ lượng kiến thức khổng lồ, tràn lan. Bởi vì đi học thêm bạn theo hướng “bị động”, luôn luôn phụ thuộc vào thầy cô dạy thêm mà chẳng chịu chủ động động não.

*

Còn tự học thì sao? Tự học sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức mình cần và kiến thức mình đang thiếu, bạn sẽ tự động tìm kiếm để bù đắp cho mình. Tự học giúp chúng ta tích góp và chắc chắn lượng kiến thức cho riêng mình và hiểu rõ vấn đề hơn.

5. Thời gian học

Khoảng thời gian mà bộ não chúng ta làm việc tốt nhất là 5h - 6h, 7h30 - 10h30, 14h - 16h30, 20h - 22h. Những lúc này, bộ não của chúng ta “hưng phấn” và dễ tiếp thu kiến thức nhất. Vì vậy, bạn hãy tập trung tinh thần vào những khung giờ này. Học liên tục khoảng 45 - 50 phút chúng ta nên dành khoảng 5 phút để não nghỉ ngơi, thư giãn rồi hãy tiếp tục để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

*

6. Không gian học

Bạn nên ngồi gần cửa sổ hoặc nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên hay nơi thoáng mát, những nơi này giúp bạn cảm thấy khỏe người hơn. Học bài ở những nơi yên tĩnh, không khí trong lành bạn sẽ nhanh thuộc hơn.

*

7. Ghi nhớ hệ thống

Nếu bạn đang loay hoay vì rất khó nhớ cả một bảng hệ thống tuần hoàn, những công thức dài ngoằn hay nhớ tất cả sự kiện lịch sử trong sách, bạn hãy thực hiện theo cách sau:

Ghi thành dàn bài:

Trước tiên, bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 2 – 3 lần, đến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đã đọc thành một dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1 là, 2 là, 3 là,… trong các mục này lại có các ý nhỏ.

Xem thêm: Mẫu Móng Tay Dễ Thương Đơn Giản, 190 Nail Dễ Thương Ý Tưởng

*

Nhẫm đầu óc:

+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách nhẫm đầu óc, nhẫm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẫm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ.

+ Lần thứ hai bạn nhẫm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách ra xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên, bỏ xót để học lại cho nhuần nhuyễn.

+ Lần thứ ba bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong đầu câu hỏi ấy. Nếu chỗ nào còn vướng mắc lật lại dàn bài ra xem.

Ghi ra giấy:

Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi bạn phải tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra sẽ nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách.

8. Chú ý đến kiến thức căn bản

Bạn muốn nâng cao kiến thức, trước tiên bạn phải nắm chắc kiến thức cơ bản đã. Đây là kỹ năng được xem là một bí quyết ôn thi hiệu quả. Sau khi nắm chắc các kiến thức cơ bản thầy cô dạy trên lớp, chúng ta tìm hiểu đọc thêm trong sách giáo khoa để nâng cao kiến thức, không học lanmannhớ trước quên sau. Phải hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho ôn đến đâu chắc đến đó. Những phần nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn bạn sẽ có điểm.

*

9. Học nhóm

Chắc hẳn các bạn đã nghe câu “Học Thầy không tày học bạn” rồi đúng không? Bên cạnh thói quen tự học, học từ thầy cô giáo, bạn còn có thể học nhóm để củng cố kiến thức của mình, bạn có thể học hỏi được nhiều kiến thức từ những người bạn của mình.Học nhóm còn giúp thay đổi bầu không khí học tập, phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng hơn.

*

10. Hạn chế sử dụng điện thoại, mạng xã hội

Điện thoại đã trở thành vật bất ly thân với hầu hết các bạn trẻ. Thời gian các bạn lướt điện thoại, lên mạng còn nhiều hơn thời gian học tập. Nhưng trong giai đoạn ôn thi này bạn nên hạn chế vì sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ dẫn đến việc ôn thi trở nên kém hiệu quả cùng với đó là kết quả thi không được như mong muốn. Nếu dành quá nhiều thời gian vào điện thoại, bạnsẽ bị cuốn đi bởi sự hấp dẫn của những trang mạng xã hội, những bộ phim hay những game gây nghiện.

*

11. Có chế độ ăn uống hợp lý

Các bạn học sinh thường áp lực, lo lắng số lượng môn học quá nhiều, muốn dành nhiều thời gian để học bài mà quên ăn quên ngủ. Nhưng các bạn biết không, đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến strees, mệt mỏi, mất tập trung. Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe mà còn giúp đầu óc luôn minh mẫn, tiếp thu bài hiệu quả. Bên cạnh đó, các bạn nên tránh lạm dụng các chất kích thích như trà và cà phê.

*

12. Trước ngày thi

Đến thời điểm cận ngày thi, các bạn đã chuẩn bị cho mình đầy đủ những kiến thức cẩn thiết để bước vào phòng thi rồi phải không? Vì vậy, để cho khoảng thời gian đó có đầy đủ sức khỏe và tâm lý thoải mái, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn để đầu óc thoải mái thay vì cố gắng nhồi nhét kiến thức thật nhiều.

*

Từ những chia sẻ trên về bí kíp ôn bài hiệu quả trên, hy vọng các sĩ tử có thể lên cho mình những kế hoạch cụ thể và xác địnhcách ôn thi hiệu quảdành cho riêng mình để có một kỳ thi thành công nhất. Chúc các bạn học tập hiệu quả, đạt được điểm số thật tốt và thực hiện ước mơ vào ngành học mình mong muốn nhé!

Duyên Duyên

Nguồn tham khảo: https://toplist.vn/top-list/bi-kip-on-thi-dai-hoc-hieu-qua-khong-the-bo-qua-8825.htm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ