Chia Sẻ Kỹ Thuật Trồng Đậu Cove Đơn Giản Đạt Năng Suất Cao Ai Cũng Thích

Đậu cô ve là một loài cây lương thực cho quả, hạt thuộc họ đậu, được trồng khá phổ biến tại nước ta để cung cấp nguyên liệu cho nhiều món ăn. Với hàm lượng dinh dưỡng cao thì đậu cô ve được nhiều người, nhiều nhà ưa chuộng sử dụng. Bởi thế, việc trồng đậu cô ve trở thành lựa chọn được nhiều người cân nhắc để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, hay bán ra thị trường. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc đậu cô ve đúng tiêu chuẩn giúp chúng ta chủ động trong việc áp dụng, từ đó giúp quá trình canh tác đậu cô ve đạt hiệu quả cao.

Bạn đang xem: Chia sẻ kỹ thuật trồng đậu cove đơn giản đạt năng suất cao ai cũng thích

Tiêu chuẩn về ngoại cảnh trồng đậu cô ve

*
Tiêu chuẩn về ngoại cảnh trồng đậu cô ve

Để trồng đậu cô ve hiệu quả và thành công thì tìm hiểu để biết về những yêu cầu cơ bản khi canh tác loại cây trồng này là điều mà chúng ta cần đặc biệt chú ý. Trong đó tiêu chuẩn cơ bản về ngoại cảnh cần đảm bảo chính là:

Yêu cầu về nhiệt độ: Đậu cô ve là loại cây trồng ưa thích thời tiết khí hậu ấm áp ôn hòa, không chịu được nhiệt độ quá khắc nghiệt. Nhiệt độ thích hợp để hạt giống nảy mầm là từ 25 – 30 độ C. Đối với cây trong quá trình sinh trưởng thì thời tiết từ 20 – 25 độ C là thích hợp nhất. Đồng thời nhiệt độ của đất duy trì từ 18 – 30 độ C là lý tưởng.Yêu cầu về ánh sáng: Điều kiện chiếu sáng tiêu chuẩn cần thiết khi trồng đậu cô ve là từ 10 – 13 giờ/ ngày.Yêu cầu về nước: Đảm bảo lượng nước là 100 – 110% so với khối lượng của hạt trong thời gian ươm mầm. Trong khi đó, ở giai đoạn cây phát triển thì duy trì đất có độ ẩm khoảng 70 – 80% là hợp lý. Đối với đậu cô ve nếu thiếu nước sẽ khiến cây bị còi cọc, nụ và hoa dễ bị rụng, quả nhỏ và tỉ lệ đậu của quả giảm xuống. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, màu sắc và cả độ rắn của quả.Yêu cầu về độ ẩm không khí: Điều kiện lý tưởng nhất về độ ẩm không khí cho đậu cô ve phát triển là từ 65 – 75%.Yêu cầu về đất: Khả năng thích nghi với hầu hết các loại đất trồng khác nhau hiện nay. Với đất nhẹ, tơi xốp với độ thông thoáng cao, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho loại cây trồng này lớn lên khỏe mạnh, cho năng suất tốt. Bên cạnh đó, đối với đất trồng duy trì độ p
H ở mức 6 – 6.5 là thích hợp.

Chuẩn bị trước khi trồng đậu cô ve

*
Chuẩn bị trước khi trồng đậu cô ve

Chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng trước khi trồng đậu cô ve tạo điều kiện giúp chúng ta canh tác thành công giống cây này dù với diện tích, quy mô là lớn hay nhỏ, cho mục đích cụ thể nào. Chuẩn bị đầy đủ, chuẩn xác giúp quá trình trồng đậu cô ve được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và đem lại kết quả tốt nhất.

Yêu cầu về giống

Đậu cô ve là giống cây trồng được canh tác chủ yếu bằng hạt. Chọn hạt giống được cung cấp bởi đơn vị uy tín, có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo chất lượng, cũng đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao và đưa vào trồng phát triển khỏe mạnh.

Đối với gieo trồng đậu cô ve lượng hạt gieo được tính cân đối trong khoảng 55 – 60kg/ha. Đảm bảo mật độ thích hợp giúp quá trình canh tác thuận lợi, tạo điều kiện để cây trồng lớn lên khỏe mạnh.

Làm đất

Tiến hành làm đất trước khi trồng là cách chúng ta đảm bảo đem tới điều kiện phát triển khỏe mạnh, hoàn hảo nhất cho mỗi loại cây. Đối với đậu cô ve khi trồng yêu cầu về đất trồng cần:

Lựa chọn đất canh tác nằm ở xa những khu vực như khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện,… để tránh gặp phải nguồn nước bị ô nhiễm.Lựa chọn loại đất trồng đảm bảo có độ tơi xốp cao, nhẹ, chứa nhiều mùn, tầng canh tác dày và có độ thoát nước
Tiến hành việc vệ sinh, làm sạch tàn dư thực vật nếu có ở vụ trước, rải vôi bột và tưới nước đều khắp trước khi thực hiện việc cày xới, làm đất giúp loại bỏ được một số loại nấm gây hại còn tồn tại trên đất.Khu vực đất trồng nên là nơi đất cao, được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống với chiều cao là 20 – 25cm, đồng thời bề mặt luống rộng 1.2m và rãnh duy trì từ 30 – 40cm là hợp lý.

Kỹ thuật trồng đậu cô ve đúng tiêu chuẩn

*
Kỹ thuật trồng đậu cô ve đúng tiêu chuẩn

Tuân thủ đúng kỹ thuật trồng đậu cô ve giúp tăng tỉ lệ nảy mầm, đảm bảo giúp cây có điều kiện lớn lên tốt nhất. Trong đó những kỹ thuật chính cần được tuân thủ như:

Trước khi gieo hạt cần tưới nước cho đất ướt giúp hạt giống dễ dàng nảy mầm với độ ẩm của đất vừa phải.Gieo hạt từ 2 – 3 hạt/ hốc, sau khi gieo tiến hành rải một lớp đất mỏng phía trên.Sau khoảng 1 – 2 ngày mới dùng ô doa tưới nhẹ trên mặt luống thay vì tưới ngay sau khi trồng.

Hướng dẫn chăm sóc đậu cô ve đúng cách

*
Hướng dẫn chăm sóc đậu cô ve đúng cách

Đối với chăm sóc đậu cô ve thực hiện đúng cách cần áp dụng theo đúng những yêu cầu cơ bản song cần thiết là:

Làm cỏ

Việc làm cỏ cần thực hiện trước khi làm đất, trong quá trình canh tác ở mặt luống, rãnh và xung quanh vườn sản xuất.

Tưới nước

Yêu cầu sử dụng nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, hoặc nước máy để tưới cho đậu cô ve. Tuyệt đối không dùng nước thải, nước ao tù, hay loại nước có nhiễm những vi sinh vật gây hại sẽ là tác nhân gây bệnh, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển của cây.

Tưới nước cho đậu cô ve nên chú ý bổ sung nhiều vào thời điểm cây ra hoa, ra trái rộ bằng phương pháp tưới thấm là thích hợp nhất. Đây là giai đoạn cây phát triển tối đa, có bộ lá lớn, phiến lá to nên tưới nước thoải mái, không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt, thời tiết mùa nắng nên chú ý tưới nước chao cây vào sáng sớm và chiều mát, duy trì độ ẩm cho đất từ 70 – 75% là hợp lý. Đối với mùa mưa duy trì tưới 1 lần/ ngày, đồng thời chú ý tới việc làm rãnh thoát nước tránh nguy cơ bị ngập úng.

Làm giàn

Việc làm giàn cần thực hiện khi đậu cô ve bắt đầu bỏ vòi. Với cây dàn có chiều dài 2.5 – 3m chúng ta sử dụng sậy già để cắm tạo giàn giúp thân đậu có khả năng bò dài lên tới hơn 3m. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng sóng của lá dừa để làm dàn, cắm theo dạng hình chữ X với phần chót lá được buộc dính lại với nhau.

Với mỗi hệ thống giàn khi làm chúng ta sử dụng được khoảng 2 – 3 mùa canh tác và yêu cầu số lượng dàn từ 40.000 -50.000 cây/ ha.

Tiêu chuẩn bón phân

*
Tiêu chuẩn bón phân

Bón phân là công đoạn vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chính năng suất cây trồng khi được đưa vào canh tác. Việc trồng đậu cô ve khi tiến hành cũng có những tiêu chuẩn riêng ở cách bón phân đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ. Cụ thể là:

Bón lót

Tính trên diện tích 1 ha, phân bón dùng để lót cần sử dụng là phân chuồng, phân hữu cơ Organic 1 với lượng 50kg/1000m2/lần. Việc bón lót thực hiện trong giai đoạn làm đất, trước khi bắt đầu gieo hạt và trồng cây.

Bón thúc

Thời điểm đậu cô ve trồi lên trên mặt đất khoảng 10 ngày chúng ta sử dụng ure hòa với nước tưới cho cây.Sau mỗi vụ thu trái nên bổ sung thêm đạm, kali giúp cây trồng khỏe hơn, đồng thời có khả năng cho trái sai, đảm bảo được độ bền của cây tốt hơn.

Phòng trừ sâu bệnh hại khi trồng đậu cô ve

*
Phòng trừ sâu bệnh hại cho đậu cô ve

Chăm sóc đậu cô ve đúng cách, an toàn và hiệu quả không thể bỏ qua vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại. Chú ý tới việc phòng trừ, loại bỏ tác động của sâu bệnh hại tới cây trồng giúp mỗi loại cây phát triển tốt, đồng thời cho năng suất cao:

Một số loại sâu bệnh hại thường gặp ở đậu cô ve như sâu đục quả, dòi đục gốc, dòi đục lá, hay sâu đo xanh, bệnh đốm lá,… cần được chú ý kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời.Chú ý tới việc chăm sóc tốt cho đậu cô ve bằng cách bón phân cân đối, cắm chà, tưới nước và duy trì độ ẩm phù hợp giúp cây lớn lên khỏe mạnh, có khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt. Bên cạnh đó, kết hợp với che phủ bạt nilon là cách để hạn chế dòi đục lá, hay cỏ dại phát triển.Đối với từng loại sâu bệnh cần cân nhắc dùng lại thuốc trừ sâu chuyên dụng thích hợp. Nó đảm bảo giúp sớm loại bỏ sâu bệnh hại, tạo điều kiện cho cây trồng lớn lên khỏe mạnh, ra trái thành phẩm chất lượng.

Kết luận

Đậu cô ve khi trồng sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên sau khoảng 50 – 60 ngày trồng với vụ xuân, trong khi đó vụ thu sẽ cho trái muộn hơn khoảng 10 ngày. Việc thực hiện kỹ thuật trồng và cách chăm sóc đậu cô ve đúng tiêu chuẩn giúp đậu cô ve cho trái chất lượng, đem lại năng suất cao và đật chất lượng tốt nhất, đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng thực tế, hay cung cấp ra thị trường của người nông dân hiệu quả.

- - Chọn website - -Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Cục Trồng trọt
Sở NN Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng
Thư viện Bộ
Website tỉnh Lâm Đồng


*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*


*

*

*

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

*


*
*
*
*

*
Hôm nay104
*
Hôm qua2352
*
Tháng này60001
*
Tổng cộng3076523

Phần I. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh:

1. Đặc điểm thực vật học:

 

- Hệ rễ: Nhìn chung hệ rễ của nhiều loại đậu cô ve kém phát triển, sự phân bố của bộ rễ hạn hẹp, phân bố chủ yếu ở tầng đất sâu 20-30cm, trong bán kính 50-70cm. Rễ chính ngắn, nhưng nếu được sinh trưởng trên đất tơi xốp thì có thể ăn sâu tới 1m. Rễ bên (rễ phụ) ăn nông, cạn. Vi khuẩn nốt sần (Rhizobium bacteria) phát triển nhiều trên rễ phụ, hệ rễ đậu cô ve không chịu ngập úng.

 

- Thân: Là cây thân thảo, chỉ 1 số ít loài là cây lưu niên. Căn cứ vào chiều cao cây có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm leo (2-3m), nhóm lùn (

- Lá: Thuộc dạng lá kép lông chim gồm 3 lá chác, lá mọc cách trên thân. Màu sắc lá thay đổi theo giống từ màu vàng đến xanh. Mặt lá thường bằng phẳng, hơi nhám. Những giống có bộ lá nhỏ có thể tăng mật độ để tăng năng suất. Độ lớn của lá có liên quan đến kích cỡ quả, những giống lá nhỏ thường cho quả nhỏ. Vì vậy những giống này năng suất thường không cao.

- Hoa: Được cấu tạo hoàn chỉnh, hoa có 10 nhị, 9 trong số này bao quanh nhụy, còn 1 cái cao hơn, riêng rẽ. Hoa tự thụ phấn là chủ yếu, còn 1 số ít thụ phấn chéo nhờ ong.

- Quả: Chiều dài quả từ 8-20cm, chiều rộng quả từ 1-1,5cm tùy giống. Đầu mút quả có thể là tròn, nhọn dài hoặc hình kim. Màu sắc quả khi non có thể là xanh, xanh thẫm, vàng.

- Hạt: Mỗi quả có từ 3-8 hạt, kích cỡ và khối lượng hạt thay đổi rất lớn trong quá trình chín. Chiều dài hạt từ 5-20mm, khối lượng hạt từ 0,15-0,8g. Hình dạng hạt tùy thuộc vào từng giống, màu sắc vỏ hạt khi chín cũng rất đa dạng, có thể là một màu đồng nhất, hoặc hỗn hợp nhiều màu như trắng, trắng ngà, đen, nâu, nâu đỏ, cà phê sữa…

2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:

- Nhiệt độ: Đậu cô ve ưa thích khí hậu ấm áp ôn hòa, không chịu nhiệt độ cao và cũng không chịu rét. Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 8-100C, nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm 25-300C.

Nhiệt độ cho cây sinh trưởng, phát triển thích hợp nhất 20-250C. Nhiệt độ đất thích hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển 18-300C.

- Ánh sáng: Đa số các giống gieo trồng hiện nay hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển trong điều kiện chiếu sáng 10-13 giờ/ngày.

- Nước: Khi hạt nảy mầm cần lượng nước 100-110% so với khối lượng của hạt. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện đất có độ ẩm 70-80%.

Thiếu nước cây sinh trưởng kém, thân lá còi cọc, rụng nụ, rụng hoa, quả nhỏ, tỷ lệ đậu quả giảm, năng suất thấp mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến màu sắc quả và độ rắn chắc của quả.

- Độ ẩm không khí thích hợp khoảng 65-75%

- Đất: Cây đậu có khả năng thích nghi với nhiều loại đất. Đất nhẹ, tơi xốp, thông thoáng, giàu chất dinh dưỡng cho năng suất cao, chất lượng tốt. p
H thích hợp cho đậu cô ve từ 6-6.5.

Phần II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Giống: Giống đậu cô ve leo được trồng chủ yếu là giống địa phương do nông dân tự sản xuất và giống của một số công ty trong nước sản xuất.

Xem thêm: Tranh Vẽ Bằng Bút Chì Ngộ Nghĩnh Mới Nhất 2022, Hình Vẽ Bút Chì Dễ Thương

2. Chuẩn bị đất:

- Chọn đất canh tác: Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy, … (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.

- Vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi, tưới nước trước khi cày xới có thể diệt một số nấm hại trên mặt đất tồn tại từ vụ trước.

- Đậu cô ve có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhưng vụ chính là vụ Đông Xuân gieo vào tháng 11-12 dương lịch.

- Chọn đất cao, thoát nước tốt, cày bừa kỹ và làm sạch cỏ; bón vôi rồi cày bừa để vôi trộn đều vào đất, lên luống cao 20-25cm, luống rộng 1,2m, rãnh rộng 30-40cm, những nơi đất thấp hay trồng mùa mưa phải lên líp cao để dễ thoát nước, có thể trồng hàng đôi hoặc hàng đơn trên luống. Nên trồng hàng đơn trên líp, hàng cách hàng 1,2-1,4m. Trồng hàng đơn đậu cho thời gian thu hoạch trái kéo dài hơn so với trồng hàng đôi và dễ dàng chăm sóc.

3. Trồng và chăm sóc:

- Kỹ thuật trồng: Khoảng cách lổ trên hàng 20-25cm, mỗi lỗ để 2-3 cây. Lượng hạt giống gieo 40-60 kg/ha, gieo xong lấp hạt bằng đất mịn.

- Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:

Sử dụng nước giếng khoan, nước máy, nước suối đầu nguồn để tưới, không sử dụng nước ao tù, nước thải, nước nhiễm các loại vi sinh vật gây hại.

Kỹ thuật: Tưới nhiều lúc ra hoa trái rộ, nên dùng phương pháp tưới thấm vì lúc này cây phát triển tối đa, bộ lá lớn, phiến lá to, cây yêu cầu nhiều nước. Thiếu nước cây phát triển kém, trái nhỏ, mau già nhiều xơ, giảm năng suất và phẩm chất trái tươi. Khi bón phân thúc, tưới vừa đủ đảm bảo phân tan.

Mùa nắng, tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mát 2 lần/ngày đảm bảo ẩm độ đất 70-75%. Mùa mưa tưới 1 lần/ngày hoặc không tưới, trừ khi mưa to bắn đất trên đọt phải tưởi rửa. Làm rảnh thoát nước tránh bị ngập úng.

Làm cỏ: Làm sạch cỏ trên luống, rãnh và xung quanh vườn sản xuất, làm cỏ trước khi bón phân kết hợp xăm xới tạo đất thoáng khí.

Làm giàn: khi cây bỏ vòi thì bắt đầu làm giàn. Cây giàn dài 2,5-3m, có thể dùng sậy già để cắm giàn, thân đậu bò dài hơn 3m. Một số nơi nông dân dùng sóng lá dừa để làm giàn, cắm giàn theo hình chữ X, phần chót lá cột dính nhau. Giàn nầy có thể sử dụng được 2-3 mùa, số lượng cây làm giàn từ 40.000 - 50.000 cây/ha. Dùng lưới đang được ưa chộng thay thế cho giàn le, sậy.

4. Phân bón và cách bón phân:

- Phân bón: Lượng phân đề nghị bón cho đậu co ve 1 ha/vụ

Phân chuồng: 30-40m3; Vôi: 800-1.000 kg; Phân hữu cơ vi sinh: 1.000 kg.

Phân vô cơ (lượng nguyên chất): 105kg N - 90 kg P2O5 - 200 kg K2O.

Lưu ý: Chuyển lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương

Cách 1: Ure: 228kg; super lân: 562,5kg; KCl: 333kg.

* Bón theo cách 1:

Hạng mục

Tổng số

Bón lót

Bón thúc

Lần 1:

10NSG

Lần 2:

20-25NSG

Lần 3:

40-55NSG

Phân chuồng hoai

30-40 m3

30-40 m3

Vôi

800 -1.000 kg

800 -1.000 kg

Ure

228 kg

78 kg

30 kg

50 kg

70 kg

Lân super

562,5 kg

562,5 kg

KCl

333kg

133 kg

50 kg

150 kg

Hữu cơ vi sinh

1.000 kg

1.000 kg

* Bón theo cách 2:

Hạng mục

Tổng số

Bón lót

Bón thúc

Lần 1:

10NSG

Lần 2:

20-25NSG

Lần 3:

40-55 NSG

Phân chuồng hoai

30-40 m3

30-40 m3

Vôi

800 -1.000 kg

800 -1.000 kg

Ure

33 kg

33 kg

KCl

133kg

63 kg

70 kg

Hữu cơ vi sinh

1.000 kg

1.000 kg

600 kg

150 kg

50 kg

150 kg

250 kg

Ghi chú: Có thể sử dụng các loại phân bón lá, phun theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Phần III. Sâu hại và biện pháp phòng trừ:

1. Dòi đục thân (Ophiomyia phaseoli)

- Đặc điểm hình thái: Gây hại đáng kể lúc cây còn nhỏ có 3-4 lá và lúc ra hoa. Trưởng thành là ruồi có màu đen bóng, kích thước rất nhỏ, sâu non là dòi có màu trắng ngà, nhộng hình trứng, có màu vàng - nâu.

Vòng đời trung bình 25-30 ngày. Trong đó giai đoạn trứng: 2-4 ngày; sâu non: 10-12 ngày; nhộng: 12-15 ngày

- Đặc điểm gây hại: Ruồi trưởng thành thường xuất hiện vào sáng sớm hay lúc trời mát; đẻ trứng rời rạc vào mô lá non hoặc trên phần thân gần gốc.

Dòi đục vào bên trong gân, qua cuống lá và đi dần xuống thân ở nơi tiếp giáp giữa lớp võ và phần gỗ làm lớp võ thân bị nứt. Mỗi thân có từ 1-3 con dòi.

Dòi thường gây hại khi cây còn non và đang sinh trưởng làm cây dễ bị chết héo, hoặc gây chết nhánh.

- Biện pháp phòng trừ: Tránh trồng gối vụ cây họ đậu liên tục, vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư trước khi trồng nhất là cây họ đậu. Bón phân cân đối, xử lý hạt giống trước khi trồng

Sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất sau: Diazinon (Diazan 50EC, 60 EC)

2. Sâu đục trái (Maruca testulalis)

- Đặc điểm hình thái: Bướm nhỏ, có màu nâu đậm, trứng màu tráng ngà hình bầu dục. Sâu non màu trắng ngà, đầu màu vàng, trên lưng mỗi đốt có sáu đốm vuông cạnh hay bầu dục màu nâu đậm. Nhộng có màu xanh nhạt sau chuyển màu nâu vàng, toàn thân được bao phủ bởi lớp kén mỏng.

- Đặc điểm gây hại: Trứng đẻ rải rác từ 1-3 quả ở mặt trên lá non hoặc trên hoa, vỏ quả non. Trứng được đẻ trên hoa, đài và trái non. Sâu non kết hoa lại, ăn phá bên trong hoặc đục vào bên trong trái non, chất phân thãi làm trái bị dơ, dễ rụng. Do sâu nằm sâu trong trái nên khó phòng trị. Nhộng nằm trong các kẹt lá khô. Loài này xuất hiện nhiều trong mùa mưa.

- Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Không nên xen canh với các cây họ đậu. Vệ sinh vườn trồng, thu gom tàn dư cây trồng trước khi trồng;

Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất sau để phòng trừ

+ Diazinon 6% (30%) + Fenobucarb 4 % (20%) (Vibaba 50EC

+ Emamectin benzoate (Angun 5 WG, Emaben 0.2 EC, Map Winner 10WG);

+ Matrine (Kobisuper 1SL, Wotac 5EC);

+ Oxymatrine (Vimatrine 0.6 SL)

Để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, nên ngưng khi sử dụng thuốc cần đảm bảo thời gian cách ly..

Phần IV. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ:

1. Bệnh chết héo cây con (Rhizoctonia solani)

- Triệu chứng: Bệnh chủ yếu gây hại ở giai đoạn cây con, làm gốc thân tóp lại, cây dễ chết.

- Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Bệnh tồn tại trong hạt giống nhiễm bệnh. Mưa nhiều, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

- Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác: Sử dung giống sạch bệnh, luân canh cây trồng;

Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất sau để phòng trừ

Chitosan (Tramy 2 SL); Copper citrate (Heroga 6.4SL); Cytokinin (Etobon 0.56SL); Kasugamycin (Kamsu 2SL, 4SL); Ningnanmycin (Niclosat 2SL, 4SL, 8SL); Validamycin (Vali 3 SL); Ningnanmycin (Diboxylin 4SL, 8SL); Cucuminoid 5% + Gingerol 0.5% (Stifano 5.5SL)

2. Bệnh đốm vi khuẩn do (Xanthomonas phaseoli):

- Triệu chứng: Bệnh gây ra các đốm cháy rộng trên lá, trên trái đậu có những đốm nhỏ xanh nhạt, nhũn nước; sau đó trở nên nâu và khô đi, hình dạng bất thường.

- Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Bệnh phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao, đốm bệnh lây lan rất nhanh.

- Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, thu gom các lá trái sau khi thu họach.

Biện pháp hóa học: Hiện nay, do chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này, có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc BVTV sau: Champion 77WP, Coc 85WP, Kasumin 2SL, New Kasuran, Canthomil.

3. Bệnh đốm lá (Cercospora canescens Cercospora cruenta)

- Triệu chứng: Đốm bệnh gây hại bởi C. canescens có dạng tròn đến hơi có góc cạnh với tâm màu nâu, viền xung quanh màu nâu đỏ trên lá; bệnh gây hại nhiều trên đậu Lima và đậu đũa hơn đậu côve.

Đốm bệnh do C. cruenta gây có màu nâu đến màu rỉ sét, hình dạng và kích thước không đều; thường xuất hiện trên thân hoặc trái chín.

- Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống, trên tàn dư cây bị nhiễm bệnh.

- Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn trồng, khi thu hoạch cần thu gom tiêu hủy tàn dư lá, quả bệnh;

Biện pháp hóa học: Hiện nay, do chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này, có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc BVTV sau: Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP, Fulhumaxin 5.15SC, 5.65SC); Carbendazim 490g/l + Hexaconazole 10 g/l (V-T Vil 500 SC); Mancozeb (Manozeb 80 WP); Chlorothalonil (Daconil 75WP).

4. Bệnh gỉ sắt: Uromyces appandiculatus

- Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên lá, có khi có trên thân, cành và quả. Trên lá vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu trắng bạc, về sau vết bệnh hơi lồi lên, trên vết bệnh có lớp bột màu nâu. Lá bị bệnh co rúm lại, nếu bị nặng lá biến vàng và rụng.

Trên thân, quả: Triệu chứng bệnh cũng có những đốm nhỏ hơi gồ lên và phủ một lớp bột màu nâu vàng. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, lá và hoa bị rụng, quả ít.

- Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, cây chăm sóc kém.

- Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, thu gom tàn dư từ vụ trước, trồng giống chống bệnh.

Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP); Tham khảo sử dụng một số hoạt chất: Carbendazim, Hexaconazole

5. Bệnh phấn trắng (Erysiphe polygoni)

- Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên lá, vết bệnh là những đốm lớn không có hình dạng nhất định, trên mặt có lớp phấn màu trắng, sau lan rộng gần hết bề mặt lá sau chuyển màu nâu vàng. Bệnh nặng làm lá khô vàng và rụng.

- Điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp 20-260C, bệnh tồn tại và lây lan chủ yếu ở dạng bào tử.

- Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn trồng, thu gom tàn dư cây trồng, bón phân cân đối để cây phát triển tốt, tăng cường bón phân kali.

Biện pháp hóa học: Hiện nay, do chưa có thuốc BVTV đăng ký để phòng trừ, có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Chlorothalonil (Daconil 75WP, 500SC); Citrus oil (MAP Green 3SL)

Ghi chú: Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đạt kết quả cao hơn sử dụng đơn lẻ phương pháp hóa học. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Phần V. Phòng trừ dịch hại tổng hợp

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM

1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ. Chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt. giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây.

Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng.

Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ.

Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh

2. Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm… Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh

3. Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng.

Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 -1,8 m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang

4. Biện pháp hóa học: Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, phun khi bệnh chớm xuất hiện

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau

Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người

Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)

Phần VI. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:

Sau khi trồng 50-55 ngày bắt đầu thu hoạch, lứa đầu trái nhỏ và ít chỉ khoảng 50-60 kg/ha, lứa 4-5 thu rộ, thường cách 1 ngày thu 1 lần. Sau đó cách 2-3 ngày thu 1 lần có thể thu 10-12 lứa tùy theo cách chăm sóc. Năng suất đậu trong mùa mưa là 12-15 tấn/ha, vụ Đông-Xuân năng suất 20-22 tấn/ha. Nên thu đúng lúc khi vỏ trái có màu xanh mượt và hột mới tượng, nếu để trái già sẽ cứng, có nhiều xơ, phẩm chất kém.