Khi có kinh nguyệt không nên làm gì

Ngày đèn đỏ là gì? Nên làm gì, ăn gì và Không nên ăn gì?

Ngày “đèn đỏ’” là gì? Nên ăn gì, làm gì, kiêng kỵ như thế nào? Vệ sinh sao là đúng cách?... Tất tần tật bí mật ngày “đèn đỏ” của chị em sẽ được bật mí qua bài viết này.

Bạn đang xem: Khi có kinh nguyệt không nên làm gì


1/ Ngày “đèn đỏ” là gì?

Ngày “đèn đỏ” là cụm từ được ám chỉ cho ngày hành kinh của chị em phụ nữ, bắt đầu từ tuổi dậy thì (trung bình là 12 tuổi) kéo dài đến trước thời kỳ mãn kinh (thường là 50 tuổi). 

Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài trong 28 ngày (bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo). Tuy nhiên, thời gian hành kinh (ngày “đèn đỏ”) chỉ xảy ra từ 3-5 ngày, một số kéo dài đến 7 ngày gọi là rong kinh.

*

Ngày “đèn đỏ” mang ý nghĩa cơ bản khẳng định “bạn đã trưởng thành và có khả năng sinh sản”. Một phụ nữ không hành kinh rất khó thụ thai tự nhiên. Khi chu kỳ kinh nguyệt bất thường, tự nhiên mất nghĩa là đã xảy ra vấn đề với hệ thống sinh sản trong cơ thể, ví dụ như có thai hoặc bạn đang rơi vào thời kỳ mãn kinh, một số báo hiệu các dấu hiệu không tốt cho sức khỏe sinh sản...

2/ Ngày “đèn đỏ” cơ thể và tâm lý chị em thay đổi như thế nào?

Khi bước vào những ngày hành kinh, cơ thể chị em sẽ có những thay đổi, chúng tác động đến thể chất lẫn cảm xúc, đó là lý do, chúng ta dễ nhận thấy, vào những ngày “đèn đỏ”, chị em trở nên thất thường, khó ở và hay cáu giận. 

Cụ thể hơn, có thể điểm qua một vài biểu hiện thường thấy của chị em vào những ngày “rụng dâu” như sau:

Người mệt mỏi, khó chịuĐau bụng dưới, căng tức ngực, đau lưng, chóng mặt, đầy hơi…Dễ cáu gắt với những chuyện nhỏ nhặtDễ tủi thân, nhạy cảm, dễ khócThèm ăn đồ ngọtNổi mụn

...

3/ Ngày “đèn đỏ” nên làm gì?

Để những ngày “đèn đỏ” trôi qua một cách thoải mái và dễ chịu, đặc biệt là tránh các tác động xấu có thể xảy ra đối với cơ thể, chị em cần nắm được các gạch đầu dòng quan trọng sau:

Ngủ đủ 8 tiếng/ngày để cơ thể phục hồi, lấy lại năng lượng.Tắm nước ấm kích thích máu lưu thông, thư giãn các cơ bắp, giảm mệt mỏi, đau bụng kinh.Dành thời gian thư giãn (nghe nhạc, xem phim, ngâm cơ thể trong nước ấm 10-15 phút…)Chườm túi ấm vào bụng để dễ chịu hơnVận động nhẹ nhàng (đi bộ, thiền…)Hạn chế stress, áp lực từ công việc, gia đình...

4/ Điểm mặt 4 điều cần kiêng kỵ vào ngày “đèn đỏ”

Không chỉ để giảm các triệu chứng khó chịu vào ngày “đèn đỏ”, theo kinh nghiệm dân gian, việc tuân thủ các điều kiêng kỵ khi hành kinh còn giúp chị em tránh được các hệ lụy sau này cho sức khỏe sinh sản. Theo đó, dưới đây là 4 điều được chứng minh không nên làm vào ngày “đèn đỏ”.

*

Không đấm lưng vào ngày đèn đỏ

Đau lưng vào ngày hành kinh là triệu chứng thường thấy, tuy nhiên việc đấm lưng để giảm đau được cho là điều cấm kỵ vì có thể khiến chu kỳ hành kinh kéo dài, lượng kinh ra nhiều hơn. Tốt nhất, khi đau lưng, mệt mỏi, chị em chỉ nên xoa bóp, massage nhẹ nhàng.

Xem thêm: Gặp Nhau Lần Cuối Để Rồi Chia Tay Mãi, Lần Cuối Chúng Ta Nói Gì Với Nhau

Không tắm bằng nước lạnh quá lâu

Tắm bằng nước lạnh quá lâu trong ngày “đèn đỏ” sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Tốt nhất chị em nên tắm bằng nước ấm, nếu sử dụng nước lạnh thì không nên tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong bồn.

Không mặc đồ chật

Những ngày “đèn đỏ” hãy cố gắng lựa chọn trang phục thoải mái nhất, tránh sử dụng quần áo bó sát, bởi chúng sẽ khiến bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu, gia tăng áp lực cho hệ thống mao mạch vùng kín, gây ảnh hưởng cho quá trình tuần hoàn máu, tăng ma sát âm đạo dẫn đến phù nề…

Không làm việc quá sức

Những ngày hành kinh bạn hãy cho phép bản thân được nghỉ ngơi, làm việc vừa đủ, hạn chế áp lực và đặc biệt tránh làm những việc nặng như bưng bê, lau dọn… Nhiều quan niệm dân gian cho rằng, nếu những ngày hành kinh bạn làm việc quá nhiều sẽ không tốt cho khả năng sinh sản sau này.

Ngoài 4 điều trên, dân gian còn lưu truyền các điều kiêng kỵ trong ngày “đèn đỏ” như không được nặn mụn, không nhổ lông nách, không nhổ răng, không được hát hò, không cắt tóc… bạn cũng có thể tham khảo.

5/ 9 thực phẩm nên ăn vào ngày “đèn đỏ”

Không chỉ giúp bù chất vào ngày hành kinh, chế độ dinh dưỡng còn đóng vai trò quan trọng khi giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày “đèn đỏ”. Cụ thể, khi “dâu rụng” chị em nên tập trung bổ sung các thực phẩm sau:

TrứngĐậu hũĐậu lăng…Một ly sữa ấmCác loại rau màu xanh đậm, quả hạch, đậu nành…Thực phẩm giàu vitamin C, E (hạt bí, hạt hướng dương, cam, cà chua, bông cải, bắp cải…)Thực phẩm giàu kali (chuối, bơ, khoai lang)Ngũ cốc nguyên hạtOmega-3 từ các loại cá, hạt bí, hạt lanh, dầu cá…

Đừng quên duy trì thói quen uống nhiều nước vào ngày “đèn đỏ”, chị em cũng có thể thưởng thức tách trà gừng, trà quế ấm nóng để cảm thấy dễ chịu hơn.

6/ Ngày “đèn đỏ” không nên ăn, uống gì?

Có những thực phẩm giúp bạn dễ chịu vào ngày “rụng dâu”, số khác lại khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy nên, đừng quên lưu lại danh sách những thực phẩm cần kiêng kỵ vào ngày “đèn đỏ” nhé!

Hạn chế ăn nhiều đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ sẽ gây đầy bụngTránh uống trà đặc, lạm dụng cà phê, chất kích thíchTránh thức ăn nhiều dầu, mỡHạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, tốt nhất nên ăn thức ăn tự nấu Không nên dung nạp nhiều đường, thực phẩm ngọtTránh ăn thức ăn quá chua, cay, nóng khiến cơ thể cảm thấy buồn nôn, mụn mọc

7/ Ngày “đèn đỏ” quan hệ có an toàn không?

Nhiều người nhầm tưởng rằng, quan hệ trong ngày “đèn đỏ” sẽ không mang thai. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có thể có thai trong thời gian hành kinh, dù khả năng thấp. Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì khả năng có thai càng cao hơn. Chính vì vậy đây cũng là điều chị em cần lưu ý.

8/ Vệ sinh ngày “đèn đỏ” như thế nào?

Đã có không ít trường hợp chị em mắc các căn bệnh phụ khoa vì sai lầm trong vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ. Điều này được lý giải là vì “vùng kín” có môi trường ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tấn công gây ra các bệnh về phụ khoa, nhất là vào những ngày “dâu rụng”.

Vậy nên để bảo vệ sức khỏe bản thân, chị em đừng quên nắm những tips chăm sóc, vệ sinh “vùng kín” an toàn sau:

*

Không sử dụng xà phòng

“Vùng kín” nổi tiếng nhạy cảm, vậy nên sẽ thật sai lầm nếu chị em sử dụng xà phòng để làm sạch “cô bé”. Xà phòng dễ làm “cô bé” khô rát, tốt nhất chị em nên tìm mua các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, không chứa thành phần gây kích ứng nhé!

Vệ sinh “vùng kín” ngày 2 lần

Vệ sinh nhiều lần “vùng kín” có thể khiến cơ thể nhiễm lạnh, chưa kể các tác động của hóa chất không thực sự tốt cho “cô bé”. Vậy nên, tốt nhất chị em chỉ nên vệ sinh “vùng kín” 2 lần/ngày vào thời điểm sáng thức dậy sau một đêm “tầm tã” và tối về sau ngày làm việc dài là đủ.

Sử dụng băng vệ sinh đúng cách

Rất nhiều căn bệnh viêm nhiễm xảy ra do chị em sử dụng BVS sai cách. Vậy nên, chị em tuyệt đối đừng chủ quan, thay vào đó hãy tự trang bị cho mình những kiến thức sử dụng BVS đúng cách, ít nhất là 3 điểm cơ bản sau:

Thay BVS sau 3-4h sử dụng, kể cả khi lượng kinh ítVệ sinh tay sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng BVSKhông lạm dụng BVS hằng ngày 

Chọn BVS đảm bảo chất lượng

BVS bẩn, kém chất lượng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ vùng kín, thậm chí còn là nguy cơ của nhiều căn bệnh về phụ khoa nguy hiểm. Vậy nên, chị em cần thận trọng khi tìm mua BVS. 

Để đảm bảo an toàn, chị em có thể tham khảo BVS hữu cơ - dòng BVS chất lượng và “thân thiện” số 1 dành cho “cô bé” nhờ 7 yếu tố sau: 

Đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ hàng đầuLàm từ 100% bông hữu cơ mềm mại, khả năng thấm hút tốtKhông biến đổi gen GMOKhông chứa hóa chất, chất bảo quảnKhông có mùi hương nhân tạoKhông tẩy cloKhông chứa nhựa

Đối với nhiều chị em những ngày “đèn đỏ” được ví như cơn ác mộng dai dẳng và có định kỳ. Thế nhưng, cũng không cần quá lo lắng, nếu biết trang bị đầy đủ thông tin, cách chăm sóc, vệ sinh “vùng kín” đúng cách, chị em sẽ cảm thấy thoải mái hơn mỗi kì “dâu rụng”. Hy vọng với những chia sẻ trên đã phần nào mang đến những thông tin hữu ích cho các chị em cũng như cánh mày râu để hiểu và thông cảm hơn cho cánh chị em nhé.