HƯỚNG DẪN MÓC LEN CƠ BẢN

Móc len là một nghệ thuật thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ và có ảnh hưởng đến đời sống và văn hóa của nhiều người. Với các sản phẩm móc len từ áo len, mũ len, tấm chăn len, gối len, túi len, v.v..

Bạn đang xem: Hướng dẫn móc len cơ bản

Móc len cần phải tỉ mỉ và tìm tòi rất nhiều thứ vì vậy, khiến nhiều người dường như muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, tự tay tạo ra một sản phẩm móc lại hết sức ý nghĩa và thú vị. Nếu bạn là một người mới bắt đầu thì đừng vội bỏ cuộc, hãy tìm hiểu những thú vui mà nó mang đến nhé.

Và bài viết này là dành cho bạn, hy vọng sẽ giúp bạn phần nào trên con đường học móc len của mình!

THAM KHẢO LỘ TRÌNH: Qúa trình móc len tạo thành phẩm từ A-Z

Cách cầm kim móc đan len

*

*

Sử dụng ngón cái của tay đó để giữ chặt kim móc và sử dụng ngón trỏ và ngón giữa để điều khiển kim móc khi móc len.

Sau đây là một số mũi móc len cơ bản cho người mới học móc và một số ký hiệu chart móc tiếng anh thường gặp.

Các mũi móc cơ bản bắt buộc phải biết

1. Mũi bính, mũi xích (Chain Stitch)

*

Mũi bính hay còn được gọi là mũi mắt xích, tên tiếng anh Chain Stitch: đây là một mũi móc cơ bản để bắt đầu móc một sản phẩm. Mũi bính thường được sử dụng để tạo các hàng, làm khóa nút khởi đầu, tạo đường viền, vv trở thành một phần thiết yếu của các sản phẩm móc của bạn.

Mũi bính được ký hiệu hình là chữ 0 nằm ngang, ký hiệu chữ trong chart là chữ “ch”, khi gặp ký “ch”, người đọc sẽ hiểu rằng đso là mũi bính.

Nhận biết mặt trước và mặt sau của mũi bính:

*
Để móc hàng thứ 2 trở đi, bạn sẽ đâm vào vị trí số 2, số 3, hoặc số 4, số 5 (tùy từng kiểu móc) và không móc ở vị trí số 1. Khi móc từ hàng thứ 2 trở đi bạn sẽ sử dụng kim móc đâm vào 2 mép sợi len như hình mẫu bên dưới.

*

2. Mũi móc đơn (Single Crochet)

*
*

Mũi móc đơn thường được ký hiệu hình là “X” hoặc “+”, ký hiệu chữ là “sc”.

Xem thêm: Bài Hát Anh Con Nhà Đại Gia, Lời Bài Hát Anh Không Đòi Quà (Fdj Remix)

Để móc mũi móc đơn thì đầu tiên ta phải móc 1 hàng mũi bính. mũi móc đơn có độ cao bằng 1 mũi bính. Khi móc mũi móc đơn đầu tiên theo hàng ngang thì kim móc được mó và mũi bính thứ 2 tính từ đầu kim.Mũi móc đơn là mũi móc cơ bản và được sử dụng nhiều trong các sản phẩm: khăn, áo len, mũ,..

3. Mũi chữ T, mũi trung, mũi nửa kép (Half-double Crochet)

Half-double Crochet ở Việt Nam hay còn được gọi là mũi nửa kép, mũi trung hay mũi chữ T. Cũng giống với mũi móc đơn, mũi chữ T đầu tiên cần phải có một hàng mũi bính.

Mũi chữ T có chiều cao bằng 2 mũi bính, nên để bắt đầu móc mũi chữ T, đầu tiên bạn phải thêm vào 2 mũi bính. Ký hiệu của mũi chữ T là chữ “T” hoặc là “hdc”.

*

*

4. Mũi kép đơn (Double Crochet)

Mũi kép đơn thường được ký hiệu bằng chữ T và có 1 gạch chéo ở giữa, hoặc trong chart kép đơn được ký hiệu là “dc”.

Mũi kép đơn có chiều cao bằng 3 mũi bính. Vì vậy, trong hàng đầu tiên bạn phải thêm 3 mũi bính rồi mới móc mũi kép đơn. Nhìn vào ảnh dưới bạn sẽ thấy, mũi kép đơn được móc vào vị trí mũi bính thứ 4 tính từ đầu kim

*

*

*

5. Mũi kép đôi (Treble/Triple)

Mũi kép đôi hay treble, triple được ký hiệu bằng chữ T có 2 gạch ở giữa hoặc ký hiệu chữ trong chart móc là “tr”. Mũi kép đôi có chiều cao bằng 4 mũi bính, ở hàng đầu tiên bạn có thể thấy mũi kép đôi được móc từ mũi bính thứ 5 tính từ đầu kim móc (bỏ qua 4 mũi bính đầu tiên) tính từ đầu kim móc.

Cách móc mũi kép đôi hàng 1

*

*
*
 

6. Mũi kép 3 (DoubleTreble)

Mũi kép 3 hay Double Treble được ký hiệu bằng chữ T có 3 gạch ở giữa, ký hiệu chữ trong chart móc là”dtr”. Mũi kép 3 có chiều cao bằng 5 mũi bính, nhìn vào ảnh bạn có thể thấy: hàng đầu tiên của mũi kép 3 được móc từ mũi bính thứ 6 tính từ đầu kim móc (bỏ qua 5 mũi bính đầu tiên) tính từ đầu kim móc.

*

7. Mũi dời (Slip Stitch)

Mũi dời (Slip Stitch) thường được ký hiệu ằng một dấu chấm màu đen đậm hoặc được ký hiệu chữ trong chart móc là “sl st” hoặc “ss”.Mũi dời thường được sử dụng để đóng các đường viền hoặc để kết thúc các đường móc. Bên cạnh đso, mũi dời còn được sử dụng để di chuyển từ một vị trí đến vị trí khác trên đoạn đường móc mà không tạo ra bất kỳ chiều cao mới. Mũi dời thường được sử dụng trong các kỹ thuật móc len như móc hoa, móc sợi, tạo kiểu cho các đường viền hoặc tạo kiểu cho các họa tiết len.

*

THAM KHẢO: Các mũi móc nâng cao – Hướng dẫn chi tiết

Các ký hiệu mũi móc và chữ viết tắt tiếng Anh thường dùng trên bảng hướng dẫn

*

Stitch: (st) mũi Chain: (ch) mũi bính – B Slip stitch: (sl st) mũi trượt, mũi dời Single crochet: (sc) mũi đơn – X Half double crochet: (hdc) mũi nửa kép – T Double crochet: (dc) mũi kép đơn – F Treble crochet: (tr) mũi kép đôi – TR Double treble crochet: (dtr): mũi kép ba – DTR Round: (rnd) vòng Increase: (inc/ 2sc inc) tăng mũi, 2 mũi móc vào 1 chân – V Decrease: (dec/2sctog) giảm mũi, 2 mũi móc chụm đầu – A Magic ring/ Magic circle: vòng tròn ma thuật – MR Front loop only: móc vào cạnh trước của mũi – FLO Back loop only: móc vào cạnh sau của mũi – BLO Popcorn (pop): mũi chùm 7, gồm 7 mũi móc kép chung 1 chân

Xem chi tiết hơn: Cách đọc chart móc tiếng anh

Móc len không chỉ đơn thuần là một hoạt động thủ công mà còn là một phần của văn hóa và đời sống của nhiều người, mang lại nhiều lợi ích và thú vui trong đời sống. Để tự tay tạo nên một sản phẩm hoàn chình phải học hỏi, tìm tòi, bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mà khônng phải ai cũng có thể làm được.Khi móc xong một sản phẩm thì cảm thấy thật vui và ý nghĩa đúng không nào! Chúc các bạn luôn vui vẻ và thành công với các sản phẩm của mình nhé!