Hệ thống kiến thức toán lớp 3

Mặc dù kiến thức của toán lớp 3 tương đối nhẹ nhàng thế để học sinh có thể tiếp ứng dần dần chúng sẽ bị phân bổ và dàn trải trong hai học kỳ . Vì thế mà khi muốn ôn tập cho các bé tốt hơn chúng ta cần phải tiến hành hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học. Đó cũng là lý do để chúng tôi tổng hợp kiến thức toán lớp 3 kỳ 1 trong bài viết sau.

Bạn đang xem: Hệ thống kiến thức toán lớp 3

*

Các dạng bài cần nắm trong học kỳ 1

Nếu muốn đạt điểm cao và nắm sâu hơn về kiến thức thì các em đừng bỏ qua những thông tin tổng hợp của môn toán 3 theo từng dạng cụ thể sau đây nhé.

Cách đọc, viết các số có 4,5 chữ số

Yêu cầu kiến thức phần này là phải nắm được cách đọc số thuần thục theo thứ tự từ trái sang phải. Bao gồm: chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. Đồng thời nắm rõ những trường hợp đặc biệt khi đọc số như: 0 là mươi, 1 là mốt hay 4 tư,....

Ví dụ: 12370: mười hai nghìn ba trăm bảy mươi

4781 :bốn nghìn bảy trăm tám mươi mốt

5264: Năm nghìn hai trăm sáu mươi tư

24635: hai mươi bốn nghìn sáu trăm ba mươi lăm

Cộng trừ các số có 3 chữ số

Cộng trừ có 3 chữ số là dạng toán tiếp theo mà các em phải nắm đối với những kiến thức toán lớp 3 đã học của mình. Yêu cầu của bài này vô cùng đơn giản chỉ cần phải biết cách đặt tính theo cột dọc, đặt thẳng các hàng.

Phép tính không nhớ thì chỉ cần tính kết quả từ phải sang tráiPhép tính có nhớ: Nếu cộng hoặc trừ được số bằng hoặc lớn hơn mười thì ta viết kết quả hàng đơn vị sau đó nhớ lấy hàng chục . Sau đó khi thực hiện phép cộng tiếp theo chúng ta sẽ cộng thêm phần nhớ vừa rồi vào kết quả của mình.

Nhân, chia số có 2 chữ số hoặc 3 chữ số với số có 1 chữ số

*

Nhân chia số có 2 chữ số hoặc 3 chữ số với 1 chữ số là dạng thứ ba trong phần tổng hợp kiến thức toán 3 mà chúng ta cần phải đi qua. Nhìn chung đây chỉ là một phép nhân nâng cao hơn so với nhân chia 1 chữ số mà các bé đã được học trước đó.

Vì thế chỉ cần cách làm sẽ không quá khó khăn chỉ cần thực hiện thủ quy tắc và cách đặt phép tính như sau:

Phép nhân:

Bước 1: Đặt phép tính sao cho các đơn vị của hai thừa số được thẳng hàng.

Bước 2: Nhân lần lượt từ số hạng có một chữ số với chữ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm của số hạng còn lại. Ghi kết quả thu được.

Phép chia: Dạng chia hết

Bước 1: Đặt tính.

Bước 2: Chia lần lượt từ trái sang phải, chia từ hàng nghìn chục của số bị chia rồi mới chia đến hàng đơn vị. Đây là một phép tính phức tạp đòi hỏi người tính phải nắm bắt và kết hợp thuần thục đủ 4 phép tính nhân, chia, cộng, trừ.

Tìm x; y

Sau khi nắm rõ quy tắc cộng, trừ, nhân chia trong kiến thức toán lớp 3 các em sẽ được tiếp xúc với một dạng toán khó hơn mang tên tìm x, y. Vậy chúng ta sẽ làm gì khi gặp những đề toán này? Câu trả lời chính là bạn cần phải nắm rõ những nguyên tắc và kiến thức tổng hợp căn bản sau đây.

Muốn tìm số hạng chưa biết (x;y), ta lấy tổng trừ cho số hạng đã biếtMuốn tìm thừa số chưa biết (x;y), ta lấy tích chia cho thừa số đã biếtMuốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi kết quả thu được.Ngược lại nếu bạn muốn tìm số bị trừ thì ta chỉ cần lấy lấy hiệu là kết quả phép tính cộng với số trừ.Muốn tìm số đã chia, ta lấy số bị chia chia cho kết quả là thươngMuốn tìm số bị chia, ta lấy kết quả phép tính hay còn được gọi là thương nhân với số đã chia.

Xem thêm: 5 Loại Chiếu Nằm Chiếu Trúc Có Tốt Không, 5 Lợi Ích Bất Ngờ Khi Sử Dụng Chiếu Trúc

Bảng đơn vị đo độ dài

Cách sử dụng đơn vị đo độ dài tuy hơi khó nhưng nó lại chính là một trong những kiến thức toán kì 1 tiếp theo mà mấy bé phải nắm. Không những học cách sử dụng những đơn vị này để đo thành thạo khoảng cách giữa hai điểm mà còn phải nhớ được cách đọc và thứ tự của nó.

Bao gồm có 7 đơn vị liền kề: Km – hm – dam – m – dm –cm – mm (Mỗi đơn vị liền sau sẽ kém hơn 10 và ngược lại)

Ví dụ: 1km = 10hm hoặc 10hm = 1km

So sánh số lớn gấp mấy lần số bé

So sánh số lớn gấp mấy lần số bé chính là dạng toán tìm kiếm sự chênh lệch giữa hai con số có cùng đơn vị đo. Bằng cách lấy số lớn và chia cho số bé hơn trong đề bài.

Ví dụ: Tâm có 16 cây kẹo, Ngọc có 4 cây kẹo vậy số cây kẹo Tâm gấp số kẹo Ngọc là ta lấy số kẹo của Tâm chia cho số kẹo của Ngọc 16:4=4

So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn

Tương tự như so sánh số lớn gấp mấy lần số bé khi muốn tìm kết quả của dạng bài tập này ta sẽ thực hiện đầy đủ theo thứ tự hai bước sau:

Bước 1: Tính toán và tìm xem số lớn sẽ gấp bao nhiêu lần số bé.Bước 2: Ghi lại đáp án đã tìm ra của phép tính.

Ví dụ: Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi. Vậy tuổi của con sẽ bằng 1 phần bao nhiêu tuổi của mẹ? Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là: 30 : 6 = 5 (lần) vậy tuổi con bằng ⅕ tuổi con

Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần

Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần là một dạng toán khá đơn giản nếu so với những kiến thức toán lớp 3 còn lại. Các bé chỉ cần tuân thủ quy tắc sau đây: Nếu muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần và ngược lại muốn giảm một số đi nhiều lần, ta lấy số đó chia cho số lần.

Ví dụ: Trong một lớp học có 18 bạn nữ , Số bạn nam gấp đôi số bạn nữ. Vậy hỏi số bạn nam là bao nhiêu? Ta thực hiện phép tính như sau ta lấy số bạn nữ nhân với số lần gấp đó ta sẽ nhận được kết quả 18x2=36 bạn.

Tính giá trị biểu thức

Tính giá trị biểu thức là dạng bài gây nhiều khó khăn cho con em khi học giá trị của biểu thức là kết quả sau khi thực hiện phép tính trong biểu thức, tổng hợp kiến thức lớp 3 học kì 1 sẽ giúp các em phần nào khó khăn khi giải dạng bài tập này. Trước tiên chúng ta cần nắm vững những nguyên tắc sau:

Thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải nếu trong biểu thức chỉ có hai phép tính là cộng và trừ.Đối với biểu thức có chứa hai phép tính là nhân và chia ta cũng thực hiện tương tự cách làm như phép cộng.Với những biểu thức có đầy đủ 4 phép tính nhân, chia, cộng, trừ thì ta sẽ ưu tiên nhân và chia trước, sau đó mới thực hiện hai phép tính cộng và trừ còn lại.Những biểu thức có sử dụng dấu ngoặc thì ta cần tìm kết quả trong ngoặc trước sau đó mới đến các phép tính bên ngoài.

Ví dụ: 35 + 10 + 15=60 (Trong đó 35 + 10 + 15 là biểu thức còn 60 là giá trị biểu thức)

Hình học

Nhận diện hình tam giác, tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông, … thông qua cách đếm góc vuông.Nhận diện hình và đếm các góc trong hình mà đề bài yêu cầu để biết được góc vuông, không vuông ta dùng thước êke để kiểm tra nhé.

Bước 1: Đánh số thứ tự các hình từ trái qua phải, từ trên xuống dưới (áp dụng tất cả các hình)

Bước 2: Liệt kê theo thứ tự đã đánh dấu trên.

Quy tắc và công thức để tìm kiếm chu vi hình vuông và hình chữ nhật.

Quy tắc khi muốn tính chu vi hình chữ nhật đầu tiên chúng ta cần phải xác định lại hình học đó thông qua các điều kiện được quy định của nó. Ví dụ như: 4 góc phải vuông, có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn bằng nhau. Sau đó sử dụng công thức sau: Chu vi hình chữ nhật= (chiều dài + chiều rộng) x 2.Tương tự cách xác định đối với hình vuông là phải có đầy đủ 4 cạnh bằng nhau và độ dài các cạnh không đổi. Tiếp theo áp dụng công thức tính chu vi hình vuông = Độ dài một cạnh x 4.

Trên đây là toàn bộ tổng hợp các kiến thức Toán lớp 3 kì 1 quan trọng cần phải nắm vững. Vì đây sẽ là hành trang cũng như nền tảng để cho các bé phát triển và nâng cao hơn đối với môn học này trong tương lai.

Mọi chi tiếtxin vui lòng liên hệ về chúng tôi để được tư vấn

TRUNG TÂM GIA SƯ TUỔI TRẺ

ĐT :0981734759-0383716432

Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập

Liên hệ công ty tư vấn giáo dục-gia sư Tuổi Trẻ:

*
Địa chỉ TpHCMTrụ sở chính:143 đường số 5, phường Bình Trị Đông B, Bình Tân , TPHCM - 0981734759