Gấu Trúc Ở Việt Nam

Trung Tâm Cứu Hộ Gấu Việt Nam thuộc Tổ chức Động Vật Châu Á nằm ở thung lũng Chắt Dậu tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là trung tâm đầu tiên có chức năng cứu hộ gấu mang tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam - một điển hình về hợp tác giữa một tổ chức từ thiện nước ngoài, với Chính phủ và người dân Việt Nam, cũng như sự ủng hộ và tài trợ từ khắp nơi trên thế giới. Trung tâm cứu hộ có quy mô 12 héc-ta này sẽ là nơi chăm sóc trọn đời cho 200 cá thể gấu cũng như tạo công ăn việc làm cho gần 100 nhân viên địa phương, cùng với sự tham gia chăm sóc của các chuyên gia nước ngoài.

Bạn đang xem: Gấu trúc ở việt nam

*

Môi trường tự nhiên luôn là nơi lý tưởng cho loài gấu, nhưng các cá thể gấu được cứu hộ về chưa có điều kiện tái hòa nhập với môi trường hoang dã. Chính vì lý do này, Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam có gần 30,000 mét vuông không gian bán hoang dã ngoài trời được thiết kế và trang bị nhằm khuyến khích các hành vi tự nhiên của gấu. Trung tâm có 5 khu nhà gấu đôi trong đó mỗi nhà có hai dãy buồng ở cho gấu có cửa mở ra khu bán hoang dã ngoài trời với bể bơi, cây xanh và các cấu trúc để giúp gấu phục hồi bản năng. Ngoài ra, trung tâm còn có hai nhà gấu không có khu bán hoang dã, khu chăm sóc gấu đặc biệt, và khu cách ly tạm thời có mái che cho các cá thể gấu mới được cứu hộ về.

Trung tâm cũng tiếp nhận gấu con do lực lượng chức năng tịch thu được từ các vụ săn bắt trái phép và buôn lậu; vì vậy, có một khu nhà gấu con được thiết kế và trang bị phù hợp làm nơi các cá thể gấu non sống cho đến khi chúng đủ lớn để chuyển sang khu các nhà gấu đôi rộng hơn và sống chung với các cá thể gấu trưởng thành.

*

Bệnh viện thú y của trung tâm được trang bị các thiết bị y tế hiện đại như máy theo dõi gây mê, máy siêu âm và phòng xét nghiệm để tạo điều kiện khám chữa bệnh tốt nhất cho gấu.

Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam được xây dựng theo tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt với thiết kế thân thiện với môi trường và cảnh quan. Trung tâm có hai hệ thống xử nước thải hiện đại có khả năng xử lý, thanh lọc mỗi ngày 70 mét khối nước thải sinh hoạt và từ các nhà gấu theo quy trình xử lý nước sinh học, nhằm đảm bảo hoạt động của trung tâm không gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước tự nhiên của địa phương.

Trung tâm cứu hộ sẽ là nơi trọng điểm cho công tác giáo dục cộng đồng về các vấn đề bảo tồn và chăm sóc sức khỏe cho loài gấu – từ quá trình tiến hóa, sinh thái cho đến thực trạng hiện nay của gấu trong môi trường hoang dã. Công tác nâng cao và phổ biến kiến thức, nhận thức về những mặt trái của nạn buôn bán mật gấu sẽ giúp công chúng quan tâm nhiều hơn đến việc không nên sử dụng mật gấu, từ đó giảm nhu cầu tiêu thụ trong tương lai.

Những thảo dược có thể thay thế cho mật gấu cũng sẽ là trọng tâm của chương trình giáo dục cộng đồng. Trung tâm đang nuôi trồng một vườn thảo dược gồm những loài cây thuốc và cây hoa truyền thống đóng vai trò là giải pháp thay thế cho việc sử dụng mật gấu.


Các cá thể gấu trưởng thành mà chúng tôi tiếp nhận ở Việt Nam đều bị các bệnh lý rất khác nhau, chẳng hạn như:

· tổn thương túi mật;

· sẹo ở các cơ quan trong ổ bụng và sỏi mật do quá trình hút mật;

· răng bị vỡ và sâu do chế độ ăn uống không hợp lý;

· mất chi do bị săn bắt từ tự nhiên;

· nhiều bệnh về mắt;

· còi xương;

· viêm khớp và gãy xương;

· bệnh tim;

· ung bướu;

· bàn chân, bàn tay bị chai và nứt do phải đứng lâu trên các thanh sắt;

· chấn thương;

· nhiễm trùng da và tai;

· rụng lông do cọ xát với lồng nuôi nhốt;

· cơ thể hốc hác hoặc béo phì do không được vận động và được nuôi với chế độ ăn uống nghèo nàn và không hợp lý.

Bên cạnh đó, nhiều cá thể gấu còn tỏ ra hoang mang, giận dữ và căng thẳng khi mới được cứu hộ về.

Tổ chức cũng tiếp nhận rất nhiều gấu con - một số bị tách khỏi mẹ trước khi chúng được cai sữa hoàn toàn. Vì các gấu con này rất dễ bị căng thẳng và sợ hãi nên chúng cần phải được đặt trong một môi trường che chở yên tĩnh và có một chế độ ăn uống cân bằng để bảo đảm sức khỏe. Gấu con thường rất hiếu động và tò mò và vì vậy các buồng gấu con đều được trang bị đầy đủ đồ vật an toàn vừa với kích thước cơ thể chúng cho chúng vui chơi.

Ngoài gấu ngựa trưởng thành và gấu ngựa con, Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam cũng tiếp nhận các cá thể gấu chó, thường bị nhốt riêng làm gấu cảnh ở các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng và đôi khi cũng bị lấy mật. Gấu chó có khu bán hoang dã riêng tại trung tâm.

Mặc dù rất nhiều cá thể gấu được Tổ chức tiếp nhận đều trong tình trạng sức khỏe kém, nhưng hầu hết chúng đều hồi phục tốt. Kết quả này có được không chỉ bởi khả năng chịu đựng được nghịch cảnh và khả năng phục hồi của gấu mà còn nhờ sự chăm sóc chuyên nghiệp của đội ngũ bác sĩ và y tá thú y, quản lý gấu, nhân viên chăm sóc và tình nguyện viên của Tỏ chức Động vật Châu Á.


Mặc dù khu bảo tồn ở Việt Nam không mở cửa chính thức cho công chúng, nhưng trung tâm này cũng cung cấp các tour tham quan có hướng dẫn trong ngày mở cửa cho các nhóm nhỏ du khách đặt trước hai lần một tháng. Trong khuôn khổ chương trình giáo dục cộng đồng của trung tâm, nhóm đã xây dựng các buổi thuyết trình và hội thảo về bảo tồn và nhu cầu quyền lợi của gấu, cũng như quyền lợi động vật nói chung và vấn đề môi trường cho các bạn trẻ tại các trường học và trường đại học.

Trong năm 2010, nhóm đã tiến hành một cuộc khảo sát về việc sử dụng mật gấu trong số 150 thầy thuốc y học cổ truyền (YHCT) ở Việt Nam để xác định mức độ sử dụng mật gấu. Cuộc khảo sát này đã được nhân rộng trong năm 2012 bao gồm nhiều đại diện từ khoảng 70.000 thầy thuốc. Sử dụng kết quả khảo sát này, nhóm nghiên cứu đang phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội YHCT Việt Nam để phát triển một chương trình giáo dục nâng cao nhận thức lựa chọn thảo dược thay thế cho mật gấu cho các thầy thuốc YHCT và cộng đồng. Trong khuôn khổ chương trình này, một vườn thảo dược đang được xây dựng tại khu bảo tồn, tại đây sẽ trồng 54 loại thảo dược khác nhau để thay thế cho mật gấu.

*

*

Thông qua các hoạt động tích cực và sẵn sàng chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm của nhóm với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật và ban quản lý các công viên - cũng như khả năng thu hút sự tham gia của những người nổi tiếng và các chính trị gia như cựu đại biểu quốc hội Giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam đã trở thành tâm điểm dành cho giáo dục cộng đồng về vấn đề nuôi gấu lấy mật, bảo tồn và quyền lợi của gấu tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu gấu cũng tiến hành nghiên cứu quan trọng về hành vi của gấu, các ảnh hưởng xấu của ngành công nghiệp nuôi gấu lấy mật đến sức khỏe tâm thần và thể chất của loài gấu và những rủi ro tiềm tàng của việc sử dụng mật gấu.

Xem thêm:


Do đặc thù của một đơn vị cứu hộ, Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam không mở cửa tự do. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tham quan và tìm hiểu về loài gấu, Tổ chức Động vật Châu Á sắp xếp Ngày mở cửa với các tour tham quan có cán bộ giáo dục hướng dẫn vào hai ngày cố định hàng tháng. Các cán bộ giáo dục sẽ hướng dẫn tham quan bằng tiếng Anh và Tiếng Việt.

Các nhà tài trợ đang giúp đỡ Tổ chức Động vật Châu Á tiếp tục sứ mệnh chấm dứt nạn nuôi gấu hút mật cũng như duy trì hoạt động của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, chăm sóc suốt đời các cá thể gấu được ưu tiên thăm Trung tâm. Hãy giúp đỡ bằng cách tài trợ Tổ chức Động vật Châu Á, thông tin về tài trợ vui lòng xem tại đây.

Khi trở thành nhà tài trợ, quý vị sẽ thường xuyên nhận được thông tin hoạt động của Tổ chức, các chiến dịch nhằm chấm dứt sự tàn bạo của nạn nuôi gấu trong các trang trại để trích hút mật, cũng như những câu chuyện về các chú gấu đang sống tại Trung tâm.

Các tour tham quan được giới hạn làm 2 nhóm, mỗi nhóm không quá 20 người.

Chú ý

Trung tâm chỉ mở cửa cho khách tham quan có đăng ký và xác nhận trước của Tổ chức Động vật Châu Á.

Trung tâm chỉ mở cửa vào các thứ Bảy dưới đây, vì lý do hành chính và quản lý, chúng tôi không thể đón khách vào những ngày khác.

Xin vui lòng chú ý trước khi lên kế hoạch chuyến đi vì chúng tôi không thể đáp ứng kế hoạch tham quan của từng cá nhân.

Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam – Lịch mở cửa

Thời gian mở cửa:

Sáng: từ 9 giờ đến 11 giờ

Chiều: từ 3 giờ đến 4 giờ

Các cán bộ giáo dục sẽ hướng dẫn tham quan bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Thời gian tham quan: Tour tham quan sẽ kéo dài từ 1 - 1,5 tiếng.

Di chuyển: Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam nằm trong Vườn Quốc gia Tam Đảo, cách Hà Nội 2 giờ đi ô tô. Quý khách tham quan tự túc phương tiện đi lại. Sau khi đặt tour thành công, chúng tôi sẽ gửi hướng dẫn đường đi cho quý khách.

Lịch mở cửa năm 2020:

Tháng 10

3

17

Tháng 11

7

21

Tháng 12

5

12

* Theo chủ trương phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ Việt Nam, đề nghị quý khách tham quan tự bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh bằng cách tuân thủ các quy tắc phòng dịch: đeo khẩu trang, theo dõi các dấu hiệu sức khỏe, rửa tay thường xuyên, ...

Để đăng ký tham quan Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, vui lòng gửi thư liên hệ về vietnamqueries

Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam

Những dấu ấn:

2006 –Bắt đầu xây dựng giai đoạn 1 2007 –Các cá thểgấu được giải cứu đầu tiên có nhà ở. Hoàn thành khu cách ly và bệnh viện. 2009 – Khánh thành ngôi nhà gấu đôi đầu tiên 1 và 2 2011 – Khánh thành nhà gấu con 2011 – Chào mừng chú gấu thứ 100 – Dream Mischa Tebs 2012 – Khánh thành nhà gấu đôi 3 và 42014 – Khánh thành nhà gấu đôi 5 và 6, nhà gấu đôi 7 và 82015 – Cứu hộ 33 cá thể gấu ở Quảng Ninh, chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở tỉnh này. 2017 – Khánh thành nhà gấu đôi 9 và 10

Diện tích Trung tâm:

Khoảng 12 ha.

Nhà gấu:

5nhà gấu đôi có tổng cộng10 khu bán hoang dã; 1 nhà gấu con kết nối với7 khu bán hoang dã nhỏ; 2 nhà gấu không có khu bán hoang dã

Số lượng nhân viên:

90nhân viên bao gồm bác sĩ thú y và y tá thú y, cán bộ quản lý gấu và nhân viênchăm sócgấu, phiên dịch, hành chính, nhân viên làm vườn,đầu bếp, bảo vệ, nhân viên xây dựng vàbảo trì. 80 nhân viên là người Việt Nam.