ĐẬU HÀ LAN MỌC MẦM CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG

Ăn đậu Hà Lan có tác dụng gì? Chắc hẳn đây là vấn đề mà nhiều người tiêu dùng quan tâm, bao gồm những người mắc bệnh gout. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Bạn đang xem: Đậu hà lan mọc mầm có ăn được không


*
Hình ảnh đậu Hà Lan

1. Tác dụng của đậu Hà Lan

Nếu bạn nghĩ rằng đậu Hà Lan là một loại rau bình thường và “khiêm tốn” thì hãy suy nghĩ lại! Những “viên ngọc nhỏ” này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng Cao gắm điểm qua 9 công dụng của đậu Hà Lan nhé!

1.1. Tăng cường sức khỏe xương khớp

*
Đậu Hà Lan tăng cường sức khỏe xương khớp

Theo các nghiên cứu cho thấy, chỉ một chén đậu hà lan đã chứa 44% lượng vitamin K giúp duy trì hàm lượng canxi bên trong xương giúp xương chắc khỏe.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin B có trong đậu cũng giúp ngăn ngừa loãng xương.

1.2. Giảm cân

Hạt đậu nhỏ này có tác dụng giảm cân rất tốt. Đậu Hà Lan ít chất béo và cũng vô cùng ít calo so với các loại đậu khác, 100g đậu Hà Lan chỉ chứa 81 calo.

Hàm lượng chất xơ cao giúp tạo cảm giác no khiến bạn hạn chế ăn các loại thực phẩm khác dễ gây tăng cân.

*
Tác dụng hỗ trợ giảm cân

1.3. Tốt cho da

Loại đậu này là một nguồn vitamin C tuyệt vời. Nó đóng vai trò quan trong việc sản xuất collagen giúp cho da sáng mịn và săn chắc.

Bên cạnh đó, vitamin C và các chất chống oxy hóa cũng bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Các chất chống oxy hóa có trong nó như flavonoid, catechin, epicatechin, carotenoid và alpha carotene giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.


1.4. Tốt cho mắt

Đậu Hà Lan có chứa carotenoid lutein và zeaxanthin. Những chất dinh dưỡng này giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các bệnh mạn tính, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. 

1.5. Tăng cường sức khỏe tiêu hóa

*
Tăng cường sức khỏe tiêu hóa nhờ đậu Hà Lan

Loại đậu này rất giàu coumestrol, một chất dinh dưỡng đóng vai trò bảo vệ và chống lại ung thư dạ dày. 

Tác dụng này là do các chất chiết xuất phenolic của rau mầm đậu Hà Lan ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori - một loại vi khuẩn gây loét dạ dày.

Ngoài ra, đậu Hà Lan cũng chứa một lượng lớn chất xơ và đường prebiotic giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. 

Đường prebiotic trở thành thức ăn cho vi khuẩn probiotic trong quá trình tiêu hóa. Điều này giúp các vi khuẩn có lợi sử dụng các loại đường này và chuyển đổi chúng thành các sản phẩm có lợi cho cơ thể.

1.6. Tăng cường hệ miễn dịch

Đậu Hà Lan có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Các chất chống oxy hóa có thể kể đến như vitamin C, vitamin E, kẽm, flavonoid (catechin, epicatechin), carotenoid (alpha carotene, beta carotene), acid phenolic (acid ferulic và acid caffeic) và coumestrol.


1.7. Kiểm soát lượng đường trong máu

Trước hết, đây là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp, nó rất hữu ích để điều chỉnh lượng đường trong máu.

Hơn nữa, nó chứa nhiều chất xơ và protein giúp làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate và kiểm soát đường huyết.

Các nghiên cứu cho thấy rằng ăn một chế độ ăn giàu protein làm giảm lượng đường trong máu sau ăn ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ngoài ra, hàm lượng vi chất dinh dưỡng cao trong đậu cũng bổ sung vào việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường như vitamin A, vitamin C, vitamin K và magie.

1.8. Tăng cường sức khỏe tim mạch

*
Tăng cường sức khỏe tim mạch

Tình trạng viêm và sự phân hủy các gốc tự do có thể góp phần hình thành các mảng bám dọc thành mạch máu. Acid béo omega-3 và omega-6 có trong đậu Hà Lan giúp giảm quá trình oxy hóa, viêm nhiễm và ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa.

Hàm lượng chất xơ cao đã được chứng minh là làm giảm tổng lượng cholesterol và cholesterol LDL “xấu”, là chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim khi chúng tăng cao.

Bên cạnh đó, các khoáng chất tốt cho tim mạch như canxi, magie và kali có trong đậu Hà Lan có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn. 

Chế độ ăn bao gồm những chất dinh dưỡng này có thể ngăn ngừa tăng huyết áp, do đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

1.9. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Thường xuyên tiêu thụ loại đậu này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm của chúng.

Loại đậu này cũng chứa các hợp chất saponin có tác dụng cực tốt đối với bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy saponin có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư và có khả năng ức chế sự phát triển của khối u.

Vitamin K có nhiều trong đậu Hà Lan cũng được biết đến với tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

2. Những điều bạn nên biết về cây đậu Hà Lan

Sau khi tìm hiểu về lợi ích của đậu Hà Lan, chắc hẳn một số người có thể chưa biết rõ về loại thực phẩm này, hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu nhé.

2.1. Sự thật thú vị về đậu hà lan

*

Đậu Hà Lan tiếng anh là Peas, thuộc họ thực vật Fabaceae (họ Đậu), còn được gọi là đậu vườn. Chúng có nguồn gốc từ Châu Á và Trung Đông, ngày nay đậu Hà Lan đã được trồng trên toàn thế giới.

Cây đậu Hà Lan thường mọc leo và thấp. Lá kéo gồm 1 - 3 lá chét, các lá chét có đầu cuống thường biến thành tua cuốn, lá kèm lớn. Hoa đậu Hà Lan mọc ở nách lá, hoa to màu trắng hoặc màu tím. Quả đậu dẹt, màu xanh, có hạt tròn và nhỏ.

Không chỉ sử dụng quả đậu Hà Lan làm món ăn mà lá đậu Hà Lan cũng là một món ngon ở Trung Quốc.

Một phần đậu Hà Lan chứa nhiều vitamin C tương đương với hai quả táo lớn, nhiều chất xơ hơn một lát bánh mì nguyên chất và nhiều protein hơn cả một quả trứng hoặc một thìa canh bơ đậu phộng.

2.2. Đậu Hà Lan gồm những loại nào?

Hiện nay, các giống đậu Hà Lan được chia thành 3 nhóm chính như sau:

2.2.1. Đậu Hà Lan (đậu vườn)

Loại này có vỏ màu xanh hình trụ nhẵn và nhiều thịt, cong và tròn trịa.

Chúng có vỏ dai và xơ nên rất khó tiêu hóa và loại đậu này khi chế biến cần được bỏ vỏ.

Loại này rất ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên, do nó có nhiều vỏ vì vậy nhiều người thích sử dụng các sản phẩm đã chế biến từ loại đậu này.

2.2.2. Đậu tuyết
*
Hình ảnh đậu tuyết

Đây là loại sử dụng nhiều trong các món ăn Trung Quốc. Trong tiếng Pháp nó được gọi bằng tiếng Pháp là “mangetout” có nghĩa là ăn hết.

Chúng có vỏ gần như phẳng và không có hạt đậu bên trong. Không giống như đậu vườn, những hạt đậu này có vỏ ăn được và trên thực tế nó được trồng để lấy vỏ chứ không phải lấy hạt bên trong.

2.2.3. Đậu Hà Lan đường
*
Hình ảnh đậu Hà Lan đường

Thoạt nhìn, nó gần giống với đậu Hà Lan. Tuy nhiên, có thể phân biệt chúng bằng hình dạng của quả đậu, hình trụ rõ nét hơn so với giống đậu vườn.

Đây là một giống đậu lai giữa đậu tuyết và đậu vườn đột biến. Hạt của nó trong và đầy đặn giống như đậu vườn nhưng vỏ của nó dày, giòn và có thể ăn được. Do đó, loại đậu này không cần phải bỏ vỏ trước khi nấu giống như đậu tuyết.

Rau dền: Lợi ích, giá trị dinh dưỡng, bất lợi và công thức nấu ăn

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong đậu Hà Lan

*
Thành phần dinh dưỡng của đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Giá trị dinh dưỡng của đậu Hà Lan trong 100g khẩu phần ăn có hàm lượng protein cao chứa 5,5g, chất xơ 5,6g; hàm lượng chất béo thấp chỉ 1,6g; carbohydrate 10g; ít calo với 79g trên 100g.

Ngoài ra, đậu Hà Lan là một nguồn cung cấp một số vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, chúng là nguồn cung cấp sắt cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và các vitamin B giúp chuyển hóa năng lượng từ thức ăn.

Chúng cũng là một nguồn cung cấp phospho dồi dào với chỉ một khẩu phần 100g cung cấp hơn 20% nhu cầu hàng ngày.

Xem thêm: Tuyển Tập Những Câu Nói Ngọt Ngào Bằng Tiếng Trung Lãng Mạn Và Ngọt Ngào

Hơn nữa, nó cũng chứa các chất dinh dưỡng từ thực vật như lutein và zeaxanthin, cả hai đều được chứng minh là mang lại lợi ích cho sức khỏe của mắt.

3. Tác dụng không mong muốn của đậu Hà Lan

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng đậu Hà Lan không phải là một thực phẩm hoàn hảo. Mặc dù thêm đậu Hà Lan vào chế độ ăn nhưng bạn nên ăn một lượng vừa phải vì chúng có những nhược điểm sau:

3.1. Đậu Hà Lan chứa các chất kháng dinh dưỡng

Đây là những chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như các loại đậu và ngũ cốc, có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ khoáng chất.

Dưới đây là hai chất kháng dinh dưỡng quan trọng nhất được tìm thấy trong đậu Hà Lan:

Acid phytic : Có thể cản trở sự hấp thụ các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm và magie.Lectin: Liên quan đến các triệu chứng như đầy hơi và cản trở hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Hàm lượng các chất này có xu hướng thấp hơn trong đậu Hà Lan so với các loại đậu khác, vì vậy chứng khó có khả năng gây ra các vấn đề như trên trừ khi bạn ăn chúng thường xuyên.

*
Đậu Hà Lan chứa các chất kháng dinh dưỡng

Sau đây là một số phương pháp có thể sử dụng để ngăn ngừa tác động “xấu” từ các chất kháng dinh dưỡng:

Khẩu phần ăn hợp lý: Mỗi người chỉ nên tiêu thụ một khẩu phần ăn khoảng 117g đến 170g. Sơ chế món ăn trước khi sử dụng: Bằng cách lên men, nảy mầm và ngâm nước có thể làm giảm hàm lượng chất kháng dinh dưỡng.Nấu chín hoàn toàn: Hàm lượng các chất kháng dinh dưỡng cao hơn trong đậu Hà Lan sống, khiến chứng dễ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.

3.2. Gây đầy hơi

*
Ăn nhiều đậu Hà Lan gây có thể gây đầy hơi

Giống như nhiều loại đậu khác, đậu Hà Lan có thể gây đầy hơi và chướng bụng rất khó chịu. Nhược điểm như vậy có thể do các oligo-, di-, monosaccharide và polyols có thể lên men (FODMAPs). 

Đây là một nhóm carbohydrate được phân hủy tại quá trình tiêu hóa và được lên men bởi vi khuẩn trong đường tiêu hóa, tạo ra khí và các sản phẩm phụ gây đầy hơi, chướng bụng.

Một thành phần khác có thể tăng tình trạng đầy hơi là lectins. Mặc dù hàm lượng của chúng không nhiều nhưng nếu tiêu thụ với lượng lớn thì nó lại gây ra một số vấn đề cho bạn.

3.3. Dị ứng

Các loại đậu là một chất gây dị ứng phổ biến và đậu Hà Lan cũng không ngoại lệ.

Các dấu hiệu dị ứng thường phát triển trong vòng vài giây sau khi ăn với các triệu chứng gồm ngứa ran ở miệng và/hoặc lưỡi, sưng mặt, mắt hoặc cổ họng và thở khò khè.

Tuy nhiên, trong một số phản ứng mãnh liệt hơn, chúng có thể đe dọa tính mạng của người sử dụng. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của dị ứng nghiêm trọng xuất hiện như khó thở, khó nuốt, chóng mặt hay ngất xỉu hãy báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa. 

4. Một số chú ý khi dùng đậu Hà Lan mà bạn nên biết

Để tránh những rủi ro mà bạn có thể gặp phải, bạn cần chú ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn đậu Hà Lan?

*
Người bệnh gout không nên ăn đậu Hà Lan thường xuyên

Một số đối tượng dưới đây nên hạn chế hoặc không nên sử dụng đậu Hà Lan:

Người bệnh gout không nên ăn đậu Hà Lan do nó có chứa một lượng lớn purin, một chất làm tăng nồng độ acid uric và tích lũy trong khớp các “urat” - dạng muối của acid uric.Người có vấn đề nghiêm trọng với chức năng ruột vì một trong những nhược điểm của thực phẩm này là khả năng gây đầy hơi và khó chịu ở vùng bụng.Người bị viêm túi mật, tiểu huyết mạch, tiểu tiện và bệnh thận khác, đặc biệt, viêm thận.Phụ nữ có thai và cho con bú.Người cao tuổi.

4.2. Thực phẩm nên kết hợp với đậu Hà Lan

*
Đậu Hà Lan kết hợp với cà rốt giúp giảm căng thẳng

Đậu Hà Lan khi kết hợp với những thực phẩm sau đây sẽ phát huy tác dụng tốt nhất như:

Cà rốt: Đậu Hà Lan kết hợp với cà rốt giúp cải thiện gan mật, lợi mật, giảm căng thẳng.Dăm bông: Ăn đậu Hà Lan với dăm bông rất bổ dưỡng bởi đậu Hà Lan có công dụng điều tiết khí huyết, trị bệnh tả, cung cấp thêm lượng nước cần thiết cho cơ thể còn dăm bông lợi thận, dưỡng vị, giảm căng thẳng.Nấm: Ăn đậu kèm nấm giúp tăng sinh lực và thúc đẩy tiêu hóa trị chứng biếng ăn.

4.3. Mẹo để ăn đậu Hà Lan đúng cách

Cách chọn đậu Hà Lan như sau:

Tìm loại có vỏ cứng, mượt, mịn và có màu xanh lục. Không nên chọn những loại có màu xanh lá cây nhạt hoặc đậm, hoặc hơi vàng, hơi trắng, hoặc lốm đốm xám.Không nên chọn những quả bị phồng rộp, dính nước hoặc có cặn nấm mốc.
*
Chọn đậu Hà Lan đúng cách

Cách bảo quản đậu:

Nếu bạn không sử dụng đậu Hà Lan ngay sau khi mua, hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh càng sớm càng tốt để ngăn nó chuyển thành tinh bột. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thực phẩm sớm nhất có thể bởi vị ngọt của nó sẽ bị giảm đi sau khi thu hái.

Không nên rửa đậu Hà Lan trước khi bảo quản vì nó có thể bị hỏng trong khi bảo quản. 

Nên bảo quản loại thực phẩm này trong túi hoặc hộ không kín sẽ giữ được vài ngày.

Cách nấu ăn đậu Hà Lan giàu chất dinh dưỡng:

Trong số tất cả các phương pháp nấu ăn thì đậu Hà Lan xào sẽ giúp đậu xanh tạo được hương vị tuyệt vời nhất.

Dù nấu ăn bằng phương pháp nào, bạn cần chú ý 3 nguyên tắc sau:

Tiếp xúc nhiệt ít nhất.Thời gian nấu càng nhanh càng tốt.Hạn chế tiếp xúc bề mặt thực phẩm với chất lỏng nấu ăn. 

5. Một vài ý tưởng món ăn từ đậu Hà Lan

Với các tác dụng tuyệt vời, đậu Hà Lan được chế biển thành nhiều món ăn khác nhau như đậu Hà Lan xào, gà nấu đậu Hà Lan, sườn nấu đậu Hà Lan, bò hầm đậu Hà Lan,...

Dưới đây là 2 công thức món ăn từ đậu Hà Lan mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Đậu Hà Lan xào

Đậu xào với hương vị mang đậm nét châu Á với dầu hào, gừng tươi, xì dầu, tương ớt, tương cà và nước cốt chanh!

*
Hình ảnh đậu Hà Lan xào

Nguyên liệu gồm có: 300g đậu đông lạnh, ½ củ hành tím, 1 tép tỏi lớn, 1 thìa gừng nạo, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa nước tương, 2 thìa tương ớt, 1 thìa dầu hào, 1 thìa tương cà và 1 thìa dầu thực vật.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Bóc vỏ, băm nhỏ hành tím và tép tỏi. Bước 2: Đổ dầu thực vật vào một chiếc chảo lớn và để lửa vừa. Khi dầu nóng, cho hành và tỏi vào xào trong một phút. Sau đó cho xì dầu, dầu hào và tương ớt vào, khuấy đều.Bước 3: Thêm nước cốt chanh cùng tương cà vào, khuấy đều. Vặn lửa nhỏ hơn một chút và cho gừng tươi nạo vào, khuấy trong 1 phút.Bước 4: Thêm đậu đông lạnh vào và nấu trên lửa lớn, đảo nhanh trong 4 đến 5 phút. Nêm nếm gia vị và thêm nước tương, tương ớt, nước cốt chanh hoặc xì dầu cho vừa ăn nếu cần.

5.2. Gà nấu đậu Hà Lan

Món ăn đơn giản gồm thịt gà và đậu Hà Lan tẩm gia vị đẹp mắt này có thể là món ăn mà bạn đang tìm kiếm khi thiếu thời gian nhưng muốn món gì đó ngon và lành mạnh.

*
Món gà nấu đậu Hà Lan

Nguyên liệu gồm có:

Phần thịt gà: 500g ức gà, dầu oliu hoặc bơ, muối, tiêu đen, bột tỏi, bột hành và ớt bột mỗi loại nửa thìa.Phần đậu Hà Lan: 300g đậu Hà Lan, bơ, tỏi băm, muối, ớt băm.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Rửa sạch đậu Hà Lan và ngâm với nước khoảng 15 phút, vớt ra và để ráo. Thịt gà cắt miếng vừa ăn.Bước 2: Đun nóng dầu trên chảo rồi cho gà vào, nêm nếm muối, tiêu, bột tỏi, bột hành và ớt bột. Thỉnh thoảng lật mặt đến khi bề mặt thịt gà chuyển sang màu vàng.Bước 3: Thêm bơ và tỏi băm vào chảo cùng với thịt gà đã chín vàng. Xào trong một phút hoặc khi tỏi có màu vàng.Bước 4: Hạ lửa xuống mức trung bình và thêm đậu Hà Lan vào chảo, nêm nếm gia vị vừa ăn và đảo đều trong khoảng 3 đến 5 phút hoặc đến khi đậu chín hoàn toàn.

6. Mọi người thường hỏi về đậu hà lan

Dưới đây là một số câu trả lời của chuyên gia cho câu hỏi của độc giả:

Đậu Hà Lan mọc mầm có ăn được không?

Nhiều thực phẩm khi mọc mầm sẽ trở nên độc hại đối với cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, mầm đậu Hà Lan lại được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe.

Mầm đậu Hà Lan có chứa hàm lượng carotene lên tới 2700mg/100g. Trong khi đó những loại trái cây, rau dưa mà chúng ta thường ăn chỉ có lượng carotene là 100mg/100g.

Đậu lăng có phải là đậu Hà Lan?

*
Hình ảnh đậu lăng 

Đậu lăng chỉ là một loại đậu cùng họ với loại đậu khác như đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, đậu Hà Lan,... 

Quả đậu lăng có khoảng 1 - 2 hạt, gạt đậu có hình tròn hoặc hình trái tim dẹt hoặc hình bầu dục, có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau từ màu đỏ, xanh, vàng, đen và nâu.

Đậu Hà Lan đông lạnh có tốt cho sức khỏe như đậu tươi không?

Về mặt dinh dưỡng, hai loại này không có sự khác biệt giữa đậu tươi và đậu đông lạnh, làm cho đậu đông lạnh chỉ là một lựa chọn khác thay vì đậu tươi.

Đậu Hà Lan có chứa các protein hoàn chỉnh không?

Đậu xanh không phải là một loại protein hoàn chỉnh vì chúng thiếu một số acid amin quan trọng.

Làm thế nào để nấu đậu Hà Lan nhanh?

Bạn có thể sử dụng lò vi sóng để nấu đậu nhanh hơn.

Trên đây là những thông tin về đậu Hà Lan mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Hãy chia sẻ bài viết này với những ai muốn biết thêm về đậu Hà Lan và lợi ích của chúng hoặc quan tâm đến lối sống lành mạnh.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gout và viêm khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

Hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.



Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

*

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

*

Công dụng:

Hỗ trợ bổ can thận.Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

Người bị gout, viêm khớp.Người axit uric máu tăng cao.

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!