Đầu gối kêu răng rắc

Hiện nay, do tính chất công việc trong cuộc sống hiện đại khiến con người mắc nhiều loại bệnh về xương khớp hơn. Đặc biệt là với người cao tuổi, bệnh về xương khớp lại càng phổ biến. Đầu gối kêu răng rắc là một triệu chứng cơ bản ban đầu của các loại bệnh về xương khớp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để biết thêm thông tin bổ ích để biết được các dấu hiệu sớm để có thể nhanh chóng điều trị nhé.

Bạn đang xem: Đầu gối kêu răng rắc


Nội dung chính

Đầu gối kêu răng rắc là triệu chứng của bệnh gì?Cách phòng tránh các bệnh lý liên quan đến khớp gối không nên bỏ qua

Nguyên nhân khiến đầu gối kêu răng rắc là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đầu gối kêu răng rắc như:

Do thiếu dịch nhầy giữa các khớp: Làm tăng ma sát giữa 2 đầu xương đùi và xương chày khiến việc cử động trở nên khó khăn hoặc bất ngờ đau đớn. Hiện tượng này hay gặp ở những người cao tuổi với mức độ lão hóa cao, việc sản sinh dịch nhầy giữa các khớp xương bị suy giảm.


*

Đầu gối kêu răng rắc là hiện tượng mà nhiều người gặp phải


Do phần sụn ở khớp gối bị tổn thương hoặc lão hóa: Sụn là lớp đệm giúp bảo vệ xương khỏi tác động bên ngoài hoặc chính giữa các khớp xương. Do đó, lớp sụn bị mất đi khiến các phần xương va vào nhau tạo nên âm thanh răng rắc.

Do gai khớp gối: Hình thành từ bệnh viêm và thoái hóa khớp gối làm sụn khớp bị bào mòn, giảm dịch khiến khô khớp. Từ đó làm tăng ma sát khiến khớp gối có tiếng kêu.

Đầu gối kêu răng rắc là triệu chứng của bệnh gì?

Triệu chứng khớp gối kêu không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Nếu chỉ có tiếng kêu, không bị đau thì có thể yên tâm vì có thể là do các túi dịch bị kéo đột ngột dẫn đến phát ra tiếng. Còn đi kèm các dấu hiệu như đau đớn âm ỉ, sưng tấy, nóng đỏ,… thì cần phải chú ý đến các bệnh sau:


*

Đầu gối kêu rắc rắc là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến khớp gối


1. Bệnh loãng xương

Bệnh này không có nhiều triệu chứng nhưng có hậu quả rất nghiêm trọng là làm giảm mức độ canxi trong xương khiến xương giòn, dễ gãy và lâu phục hồi nếu bị tổn thương. Đầu gối đột nhiên có tiếng kêu đi kèm với đau nhức khó vận động thì có thể bạn đã bị bệnh này.

2. Bệnh viêm xương khớp

Xảy ra khi xương bị tổn thương, nhiễm trùng, thoái hóa khiến sụn đầu gối bị mất đi làm tăng ma sát dẫn đến khi hoạt động khớp phát ra tiếng.

3. Bệnh khô khớp gối

Hiện tượng khô khớp gối là bệnh phổ biến nhất khiến đầu gối của bạn có tiếng răng rắc. Giảm dịch nhầy quá mức không được kịp thời phát hiện và chữa trị sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và phát triển thêm các bệnh khác. Nó sẽ gây cho người bệnh khó khăn hơn trong hoạt động sinh hoạt bình thường.

Xem thêm: Mua Bán, Thanh Lý Bàn De Máy Tính Đơn Giản Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 4/2022


*

Sự khác nhau giữa khớp bình thường và khớp bị khô


Cách phòng tránh các bệnh lý liên quan đến khớp gối không nên bỏ qua

Phòng bệnh hơn chữa bệnh… Có rất nhiều phương pháp đơn giản bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh liên quan đến xương đầu gối như: Ăn uống đầy đủ chất, nạp 1 lượng phù hợp các nhóm chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin D, canxi, omega 3-6-9,… không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp cơ thể có sức sống, thể chất toàn diện, đặc biệt là người già, người trong độ tuổi lão hóa.

Tập thể dục hàng ngày, đều đặn giúp các xương và khớp xương được đàn hồi thông qua tập luyện, vận động, cơ thể dẻo dai; Làm việc, lao động đặc biệt là các công việc tay chân cần chú ý đúng tư thế để không ảnh hưởng đến hình thái xương gây ra các bệnh về xương khớp…


*

Bổ sung các thực phẩm giàu Canxi, vitamin D và Omega 3 để tăng cường sức khỏe xương khớp


Thông qua bài viết đầu gối kêu răng rắc là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm không hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết giúp bạn có thể nhận biết, phân biệt triệu chứng của từng loại bệnh để kịp thời có các biện pháp chữa trị hiệu quả và dứt điểm. Nếu tình trạng khớp gối kêu không thuyên giảm thì người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám cơ xương khớp uy tín để thăm khám, từ đó bác sỹ sẽ tìm ra nguyên nhân và chỉ định phương pháp trị liệu phù hợp.

—————

hoanghaistore.com CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ


*

Đầu năm nay những cơn đau vai gáy dồn dập, hoa mắt, tê bì tay chân liên tục ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Từ ngày bệnh trở nặng chị hay cáu gắt, bực bội với chồng con. Buồn nhất là chị không thể chăm con, phải nhờ bà ngoại chăm hộ.
Bệnh nhân Thiện nằm trong nhóm nguy cơ cao bị teo cơ, yếu chân vì khối thoái vị đã thoát ra và bắt đầu chèn ép rễ thần kinh. Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống lưng L4L5, L5S1 này hiện nay đang có nguy cơ trẻ hóa do thói quen vận động, hoạt động sai tư thế.
Cuộc sống tha hương tại đất Lào vốn không hề dễ dàng nay lại càng khó khăn bởi căn bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng. 7-8 năm cắn răng chịu đựng đau đớn, chỉ đến khi không thể cầm cự được nữa, chị Kim Dung (51 tuổi, Bình Định) mới xin nghỉ việc ở Lào để về Việt Nam chữa trị.
Từng không thể đi được, đau từ lưng lan xuống mông, tê nhức mệt mỏi. Uống thuốc giảm đau liên tục 8 tháng, kéo lưng cột sống suốt 2 tháng, châm cứu, bấm huyệt nhiều nơi nhưng đều không có tiến triển, cơn đau chỉ dịu đi được vài ngày, sau đó đau trở lại, thậm chí đau nặng hơn.
Cô ước có viên thuốc, mũi tiêm nào nhiêu tiền thì nhiêu chích vào hết đau thì có bán nhà đi cô cũng chịu. Tết cô về, ham đi chơi lắm nhưng người ta đi trước còn cô thì ngồi đó nhìn thôi à. Mình đâu có đi lại được như người ta!
Đứng trước ngưỡng cửa tuổi 40 ấy, đáng lẽ là thời kỳ chín muồi của người phụ nữ, ổn định tài chính, gia đình hạnh phúc, thế mà căn bệnh thoát vị đĩa đệm cùng thoái hóa cột sống đã khiến mọi dự định của chị Cẩm Vân tan biến.