5 BÀI HỌC CHO NHỮNG AI CÓ HÔN NHÂN KHÔNG HẠNH PHÚC

Dù muốn hay không, sau mỗi cuộc ly hôn, những đứa trẻ đều là đối tượng chịu thiệt thòi nhất. Thiếu vắng tình cảm của cha hay mẹ đều mang đến những nỗi đau và bao hệ lụy cho con trẻ.

Bạn đang xem: 5 bài học cho những ai có hôn nhân không hạnh phúc

*
Thẩm phán, thư ký Tòa án nhân dân huyện Yên Lạctrao đổi kinh nghiệm công tác hòa giải các vụ án về hôn nhân, gia đình

Chị Nguyễn Thị T, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc kết hôn với anh Trần V.T quê Phú Thọ vào năm 2003. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ được nhân lên hạnh phúc khi đứa con trai đầu lòng G.B ra đời vào cuối năm đó. Thế nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, khi con trai được hơn 4 tuổi, đột nhiên chị T mắc chứng bệnh lạ, vài ba bữa chị lại lên cơn động kinh, đánh đập, chửi bới mọi người xung quanh khiến tình cảm vợ chồng ngày càng rạn nứt.

Thế rồi chuyện gì đến phải đến. Sau 2 năm chị T phát bệnh, chồng chị đã đơn phương ly hôn. Đau khổ khi hôn nhân tan vỡ lại thêm nỗi lo cơm áo gạo tiền khi không còn công việc ổn định khiến chị suy sụp, bệnh không thuyên giảm mà ngày càng nặng. Đặc biệt, thiếu vắng tình yêu thương, sự chăm sóc, bảo ban của bố, thường xuyên phải hứng chịu những lời mắng nhiếc, những trận đòn vô cớ của mẹ, cậu bé G.B vốn hiền lành, ngoan ngoãn dần trở nên lầm lì, bướng bỉnh. Rồi nghe theo bạn bè rủ rê, G.B bỏ học sa vào tệ nạn xã hội nghiện ma túy, đánh nhau, trộm cắp.

Cũng từng có cuộc sống hạnh phúc ở những năm đầu hôn nhân, không vượt qua được những khó khăn do cơm áo gạo tiền đè nặng, mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu và áp lực của bên nhà nội đã khiến cuộc hôn nhân 6 năm của vợ chồng chị T.H.T, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên tan vỡ.

Chị T chia sẻ: Thời điểm ra tòa ly hôn, do không đủ năng lực tài chính bảo đảm nuôi con nên chị đã chấp nhận để chồng nuôi con và chị có trách nhiệm chu cấp cho con hằng tháng. Thế rồi, vì mâu thuẫn từ trước đây, mẹ chồng cũ không thích chị nên thường xuyên nhồi nhét vào con gái chị tư tưởng kỳ thị, căm ghét mẹ, thường hay nói xấu về chị và gia đình bên ngoại. Đặc biệt, bên nhà chồng còn thường xuyên ngăn cấm, tạo áp lực, biện ra các lý do cháu đi học để không cho 2 mẹ con được gặp nhau. “Mỗi khi nhìn thấy con khóc, nghe con nói muốn về ở với mẹ, ở nhà ông bà nội rất hay mắng con, bà hay nói mẹ là người không tốt mới không nuôi con mà lòng tôi quặn đau và quyết tâm muốn sớm ổn định cuộc sống để giành lại quyền nuôi con” - chị T nói.

Xem thêm: La Cà Top 12 Quán Cafe Bánh Ngọt Ở Hà Nội Được Giới Trẻ Yêu Thích Nhất

Đây chỉ hai trong số hàng nghìn vụ ly hôn xảy ra trên địa bàn tỉnh mỗi năm.

Thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021, tòa án nhân dân 2 cấp thụ lý, giải quyết 1.179/1.623 vụ việc liên quan đến hôn nhân và gia đình, trong đó, công nhận sự thỏa thuận của đương sự 700 vụ; đã hòa giải để các đương sự rút đơn về đoàn tụ 332 vụ; xét xử 147 vụ. Đặc biệt, tỷ lệ ly hôn có chiều hướng gia tăng, nhất là gia đình vợ chồng trẻ tuổi, trên 50% số cặp vợ chồng ly hôn khi tuổi đời còn trẻ. Nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn là mâu thuẫn, xích mích trong cuộc sống chung; vấn đề thu nhập, nghĩa vụ đóng góp chi tiêu trong gia đình; bất đồng về tính cách, lối sống, suy nghĩ; vấn đề bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội... Điều đáng nói, sau ly hôn, mỗi cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, sức khỏe, kinh tế, nhất là đối với phụ nữ. Đồng thời, làm ảnh hưởng cuộc sống của những người xung quanh, để lại gánh nặng cho xã hội nếu con cái của họ bị bỏ rơi, không được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cẩn thận, dẫn đến hư hỏng, sa vào tệ nạn xã hội.

Thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân 2 cấp trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận, xử lý, xét xử rất nhiều vụ án ly hôn, tranh chấp con cái, tài sản khi ly hôn. Trách nhiệm của những người “cầm cân, nảy mực” là cố gắng hòa giải, giúp họ đoàn tụ. Mỗi vụ án ly hôn hòa giải thành là góp thêm một hạnh phúc nhỏ cho một gia đình nhỏ nào đó, cho cộng đồng và toàn xã hội. 

Chia sẻ về những kinh nghiệm giải quyết án hôn nhân gia đình, Thẩm phán Nguyễn Thu Hà, Phó Chánh tòa Hành chính, Tòa án nhân dân tỉnh cho biết, quá trình giải quyết các vụ, việc liên quan đến hôn nhân và gia đình không hề đơn giản, bởi nó tác động sâu sắc đến tình cảm, tâm lý của các thành viên trong mỗi gia đình. Và để hòa giải thành mỗi vụ ly hôn, cùng với việc cần cho các bên có thời gian bình tâm suy nghĩ về những cái sai, cái đúng của bản thân, người thẩm phán còn phải kiên trì hòa giải, nắm bắt tâm lý của từng đương sự để có hướng hòa giải sao cho hợp tình, hợp lý. Theo tâm lý chung, một khi đã nộp đơn đến Tòa án yêu cầu ly hôn thì tâm trạng của nguyên đơn sẽ luôn trong trạng thái bức xúc, cái uất ức bị dồn nén lâu ngày và luôn nghĩ mình là người bị ức hiếp, chèn ép nên khi hòa giải, thẩm phán tạo điều kiện để nguyên đơn trình bày hết những suy nghĩ của mình cho bị đơn nghe và hiểu được tâm tư, mong muốn của người bạn đời để vợ chồng hiểu nhau hơn, từ đó khắc phục những sai sót, khó khăn mà tiếp tục chung sống với nhau. Mặt khác, từ trong sâu thẳm, không một ai mong muốn phải ly hôn, ai cũng muốn gia đình thuận hòa, hạnh phúc nên việc kiên trì hòa giải và hòa giải tại phiên tòa sẽ hướng cho các đương sự có những suy nghĩ tích cực về tương lai gia đình, con cái mà thay đổi ý định ly hôn ban đầu, hướng về những điều tốt đẹp phía trước, gạt bỏ đi cái tôi của mỗi người mà trở về chung sống, chăm lo cho con. Ngoài ra, sự kiên nhẫn và mềm dẻo của một thẩm phán cũng sẽ góp phần làm xoa dịu cái căng thẳng, ngột ngạt từ gia đình các đương sự. Qua đó, mâu thuẫn có thể dần dịu lại mà tạo cơ hội cho cả hai có những quyết định đúng đắn cho hôn nhân của họ. Trong tổng số hàng nghìn vụ việc liên quan đến án hôn nhân và gia đình mà tòa án các cấp trong tỉnh thụ lý giải quyết thời gian qua, đã có 30% vụ hòa giải thành, gần 60% vụ hòa giải thỏa thuận và chỉ hơn 10% phải đưa ra xét xử.

Cũng theo Thẩm phán Hà, gia đình sẽ trọn vẹn hơn, xã hội sẽ ngày càng tươi đẹp hơn khi không có những cuộc chia ly. Để hạn chế tình trạng ly hôn, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách của từng thành viên trong gia đình, nâng cao hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình, nhất là trong giới trẻ. Đồng thời, thực hiện tốt công tác hòa giải ngay từ cơ sở, giải quyết những mâu thuẫn ngay khi mới phát sinh sẽ hạn chế được tình trạng ly hôn gia tăng hiện nay. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác giải quyết việc làm, an sinh xã hội. Điều đăc biệt quan trọng, mỗi cặp vợ chồng cần nhận thức vai trò, vị trí của mình trong việc xây đắp một gia đình hạnh phúc, biết yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Mỗi thanh niên trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân cần trang bị những kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.