Có bao nhiêu tia sữa

Út Em xin chào các mẹ. Mẹ cảm thấy mình ít sữa nên không lo lắng sẽ bị tắc tia sữa ư? Hay mẹ đã cho con bú 5 tháng vẫn bình thường nên nghĩ mình sẽ không bị tắc sữa nữa? Vậy thì Út Em xin báo với mẹ một tin xấu rằng tắc tia sữa có thể gặp ở bất kỳ ai dù mẹ ít sữa hay nhiều sữa, dù mẹ mới sinh con hay con đã biết ngồi, biết bò.

Bạn đang xem: Có bao nhiêu tia sữa

Nếu mẹ muốn biết cặn kẽ về ba từ “tắc tia sữa” là như thế nào, ảnh hưởng của nó tới sức khỏe mẹ và bé ra sao, hậu quả nghiêm trọng nhất là gì…thì đầu tiên mẹ hãy hiểu về cấu tạo của bầu vú mẹ và cách vận chuyển sữa mẹ nhé.

*

Cấu tạo của bầu vú mẹ và cách vận chuyển sữa mẹ

Nếu các mẹ nhìn bề ngoài bầu vú mẹ sẽ thấy phần đầu ti (còn gọi là núm vú), sau đó đến phần da màu tối xung quanh đầu ti gọi là quầng vú, tiếp đến phần da màu sáng hơn với lớp mỡ đệm. Đầu ti là nơi có nhiều lỗ mở để thoát tia sữa, do đó thường nhạy cảm, dễ tổn thương hay nhiễm trùng, các mẹ tránh các kích thích mạnh trực tiếp vào đầu ti nhé. Phần quầng vú có những hạt là những túi tinh dầu li ti có nhiệm vụ dưỡng da, sát khuẩn bảo vệ đầu ti và quầng vú. Khi mẹ cho con bú, mẹ để ý một chút là sẽ nhìn thấy những hạt li ti này đấy và mùi hương đó chính là đặc thù để bé nhận ra đâu là mẹ của mình.

Bản thân bầu vú không có cơ để tự nâng đỡ mà chỉ có các mô mỡ, mô sợi, mô tuyến, do đó phải nhờ đến một dàn xương và cơ chắc chắn phía trong cùng trước lá phổi để giúp nâng đỡ 2 bầu vú. Bầu vú được tạo hình nhờ hệ thống sợi collagen (dây chằng) đan kết như cái rổ nằm dưới lớp da. Mỗi bầu vú có nhiều đường mạch thoát bạch huyết với nhiều hạch ở vùng dưới ngực, gần xương đòn và nách, tạo bạch cầu bảo vệ cơ thể. Ngoài ra còn có cả một hệ thống dây thần kinh với các vị trí “điểm đỏ” giúp kích thích tiết hocmon tạo sữa, hocmon tiết sữa, và mạng lưới mạch máu cung cấp máu cho quá trình trao đổi chất và tạo sữa trong tuyến vú.

Sữa được tạo ra nhờ hệ thống cấu trúc tuyến vú gồm: nang sữa, bao nang, ống dẫn sữa, đầu thoát sữa. Đầu tiên dưới tác động của hocmon tạo sữa prolactin, sữa được tạo ra từ các tế bào sữa được chứa trong nang sữa (alveoli). Bao quanh nang sữa là bao nang (myoepithelial cell) – tế bào dạng lưới, dưới tác động của hocmon oxytocin bao nang co thắt đẩy sữa từ nang sữa chảy vào ống dẫn sữa. Mỗi bầu vú có khoảng 20 ống dẫn sữa, điểm kết thúc của ống dẫn sữa ở đầu ti, nơi sữa sẽ được thoát ra ngoài. Trong quá trình dẫn sữa, ống dẫn có khoang phình với phần phình to nằm dưới quầng vú, cách chân ti 1,5cm là nơi sữa sẽ được lưu trữ tạm thời trước khi được vắt/ hút ra ngoài.

Những nguyên nhân gây ứ sữa, tắc tia sữa

Sữa được tạo ra ở nang sữa, nhưng thiếu hocmon oxytocin khiến bao nang không co thắt, sữa không chảy vào ống dẫn sữa được, dẫn đến hiện tượng cương sữa (sờ thấy rõ các cục nan sữa căng cứng)

Sữa ở khoang phình của ống dẫn sữa chỉ được lưu trữ tạm thời, nếu sữa tồn đọng lâu dài (do bé bú không hết sữa hay sau mỗi cữ bú mẹ không vắt hết sữa ra ngoài) thì sữa tồn sẽ được thu về nang sữa và sữa sẽ không được sản xuất nữa. Do đó quan niệm “ để dành sữa” trong ngực dồn lại cho nhiều là nguyên nhân gây ra ứ đọng sữa, tắc tia sữa, mất sữa.

Cương vú còn do tăng dịch bạch huyết từ hệ thống mạch thoát bạch huyết. Nếu do nguyên nhân này thì mẹ thực hiện động tác massage để dịch thoát trở lại vào hệ thống hạch, bằng cách ngược từ bầu vú ra vai và nách sẽ làm giảm ngay triệu chứng cương.

Nguyên tắc thông tia sữa

Khi bị tắc tia sữa, mẹ phải chườm nóng và cho con bú thật nhiều và cố vắt để thông được tia sữa thì mới hết tắc (do chất béo đông lại trong tia sữa)!

Thông tia sữa từ ngoài vào trong. Tức là bắt đầu từ đầu ti ( nơi thoát tia sữa) đến ống dẫn sữa và cuối cùng là nang sữa. Tia sữa có thể bị tắc ở bất cứ điểm nào. Nếu bị tắc ở đầu ti thì giống như ống nước bị bịt chặt đầu thoát vậy, dù mẹ có cố ép, nặn, bóp đến đâu mà đầu ti không thông thì sữa cũng không chảy được ra. Vì vậy trước tiên mẹ dùng nước ấm chườm đầu ti, bóp nhẹ nhàng, vê nhẹ nhàng để các cặn sữa tan. Sau đó vừa chườm nóng vừa massage và vắt dần dần.

Mẹ thực hiện massage cả bầu vú theo vòng tròn từ chân ngực đến quầng vú theo chiều kim đồng hồ và sau đó ngược chiều kim đồng hồ. Sau khi massage, dùng 2 đầu ngón tay vỗ nhẹ khắp bầu vú để tăng lượng máu về bầu vú.

Phân biệt cương sữa sinh lý và tắc tia sữa

Có một giai đoạn mà mẹ nào cũng sẽ trải qua đó là cương sữa sinh lý. Tuy nhiên đây không phải là tắc tia sữa như một số mẹ bị nhầm nhé.

“Cương sữa sinh lý” xảy ra trong khoảng 24 giờ sau khi hết 72 giờ vàng sữa non( tức là khoảng ngày thứ 4 sau sinh) vì các nang sữa đang thay đổi để chuyển sang sản xuất sữa già và một lượng nước lớn đang được thu hút vào bầu vú để tăng lượng sữa đúng với bản tính của sữa già.

Xem thêm: Top 5 Máy Nước Nóng Loại Nào Tốt Nhất ? Top 5 Cây Nước Nóng Chính Hãng

Cương sữa sinh lý khiến mẹ cảm giác cả bầu vú căng cứng, nặng trịch trong khi tắc tia sữa xảy ra ở một số điểm, vùng, mẹ sờ thấy cục cứng trong ngực và ở đó da có thể nóng và đỏ.

Cách xử lý cương sữa sinh lý là chườm mát, vuốt ngược từ đầu ti về phía vai và nách, cho con bú bình thường, không cần cố vắt.


*

Sản Phẩm Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh: Rượu gừng nghệ hạ thổ (180K / lít) và túi muối thảo dược (170K / túi) của Út Em Shop có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.

- Hotline mua hàng:
*

Rượu Muối

Nếu không tiện gọi điện hoặc inbox Facebook bạn có thể đặt hàng qua form trực tuyến:

Đặt Mua Online


Tắc tia sữa và các vấn đề liên quan

Tắc ống dẫn sữa (blocked ducts)

Sữa mẹ quá đặc, nhiều béo (do dinh dưỡng quá nhiều béo chất động vật) dễ bị đọng lại trong ống dẫn sữa, cũng có thể do áo ngực quá chật, do bị chèn khi có tư thế bú không đúng, hoặc cách hút sữa không đúng.Khi bé bỏ cữ bú, sữa ứ đọng dẫn đến tắc sữa.

Dấu hiệu:

Cương cứng và đau nhức bầu vúMẹ sờ thấy các cục cứng trong ngực và những vùng da này đỏ và nóng

Cách điều trị:

Tắc tia sữa thì cần chườm nóng liên tục ngay vùng bị tắc, massage theo hướng dẫn, vắt tay, hút sữa hoặc cho bé bú ngay sau đó. Nếu ngừng cho bé bú, hoặc điều trị chậm có thể dẫn đến viêm tuyến vúCần thay đổi cách ăn của mẹ từ mỡ động vật sang béo thực vật (đậu nành, hạt hướng dương, vừng đen, hạt hạnh nhân…)

Viêm tuyến sữa (Mastitis)

Viêm tuyến sữa có thể là hậu quả của việc cương sữa, tắc tia sữa kéo dài. Mẹ stress, mất ngủ, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thường xuyên bỏ cữ bú và không điều trị ngay khi bầu vú có vấn đề. Hoặc có thể do mẹ bôi nhiều thứ sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần lên đầu ti.

Dấu hiệu:

Bầu vú sưng đỏ một vùng có thể cương cứng có thể vú vẫn mềmCó thể có các cục cứng trong vúMẹ bị sốt cao 38.5 độ trở lên, đau ngực, đau lưng, đổ mồ hôi, nóng lạnh (giống như bị cảm)

Cách điều trị:

Bú hút hiệu quả, áp dụng massage bầu vú, xem lại giờ giấc và khoảng cách các cữ búHút sạch sữa sau cữ bú là cần thiết (vắt tay hay hút máy đều được)Mẹ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dinh dưỡng phong phúCần có người giúp đỡ công việc nhàBổ sung thực phẩm giàu vitamin E, vitamin CChườm nóng trước cữ bú và chườm lạnh sau cữ búKhi có các triệu chứng bệnh đầu ti, quầng vú phải trị liệu ngay

Dùng các loại thuốc điều trị (cần phải theo đơn của bác sĩ):

Ngâm bầu vú trong nước ấm có pha magnesium sulphateCó thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol và ibuprofen, an toàn cho con búKháng sinh theo đơn bác sĩ (dicloxacillin hoặc flucloxacillin 500mg, cephalexin hoặc clindamycin là các loại thuốc thường được kê toa, an toàn cho con bú mẹ)

Khi tuyến vú bị viêm, hàm lượng muối và clo trong sữa mẹ tăng, hương vị thay đổi có thể làm bé khó chịu và không muốn bú trong thời gian này. Mẹ vẫn phải hút sữa đều để giữ sữa, và yên tâm là bé sẽ bú mẹ lại bình thường sau khi chữa lành tuyến vú.

Áp-xe vú (Breast Abscess)

Sau khi bị viêm tuyến vú, khoảng 3% – 11% các ca có thể bị chuyển thành áp-xe vú. Khi ổ nhiễm trùng phát triển mạnh trong các mô bởi vi khuẩn. Các mẹ cần đến cơ sở y tế để được siêu âm vú để chuẩn đoán khối áp-xe.

Cách điều trị:

Chuyên viên y tế cần chích (nhiều lần) hoặc rạch ổ mưng mủ để cho mủ thoát ra ngoài, và cần uống kháng sinh. Vết rạch có thể bị rò rỉ sữa mẹ, chỉ cần dùng băng dán cá nhân để dán kín lại.

Các mẹ vẫn cho con bú mẹ trực tiếp và vắt/ hút sữa bình thường được nhé. Thường thì sau khi khỏi áp-xe các mẹ sẽ thấy lượng sữa có thể bị giảm đi, mẹ hãy kiên trì cho con bú và thực hiện massage đều đặn để sữa về lại nhé.

Thực phẩm tốt cho bầu vú mẹ

Để có một sức khỏe tốt cũng như bầu vú khỏe mạnh các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, giảm mỡ động vật thay vào đó sử dụng các loại dầu thực vật, các loại ngũ cốc, kết hợp các bài tập thể dục đơn giản. Có một số loại thực phẩm rất tốt cho bầu vú mà mẹ nên sử dụng hàng ngày:

Các loại thực phẩm nhiều vitamin E, vitamin ARong biển: Rong biển có nhiều i-ốt là khoáng chất chần thiết chống các loại bệnh sơ hoá trong bầu vú và giúp bầu vú phát triển khoẻ mạnh

Út Em hi vọng sau bài viết này, các mẹ biết cách chăm sóc hai “ bình sữa tự nhiên” của con để lúc nào con cũng nhiều sữa tuti và mẹ lúc nào cũng khỏe mạnh nhé.