CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TRẺ 5 TUỔI


Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Gồm 28 chuẩn là những mong đợi mà trẻ em 5 tuổi biết và có thể làm được. Cùng 120 chỉ số là sự cụ thể hóa của chuẩn, mô tả những hành vi hay kỹ năng của trẻ.

Bạn đang xem: Chỉ số đánh giá trẻ 5 tuổi

Mục đích của bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

*

Module MN 34- Sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

– Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về vai trò, lợi ích của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi với việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi.

– Giới thiệu kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ theo các chỉ số đã lựa chọn nhằm tạo được sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trong thực hiện ở lớp học cũng như ở gia đình.

– Hướng dẫn các bậc cha mẹ có những mong đợi hợp lí với trẻ 5 tuổi.

Đó là những mong đợi hướng vào tất cả các lĩnh vực phát triển trẻ em 5 tuổi. (Thể chất và vận động, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ, nhận thức).

Cha mẹ cần có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm phát triển trẻ em 5 tuổi. Biết khuyến khích các thiên hướng và tài năng thật sự của con. Nhưng tránh ép con vào một lĩnh vực nào đó với yêu cầu quá cao, trong khi các lĩnh vực khác lại chậm phát triển.

Ví dụ: Đọc thông viết thạo nhưng chậm phát triển về thể chất. Đàn hay vẽ giỏi nhưng không biết kết bạn, chạy nhảy nhanh nhẹn nhưng cắt dán không khéo léo, nói không lưu loát…

– Gợi ý cho các bậc cha mẹ những hoạt động giáo dục tiếp nối trong gia đình để thực hiện các chỉ số của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

Ví dụ: Vui chơi cùng với trẻ: cha mẹ và những người lớn trong gia đình có thể cùng chơi với trẻ các trò chơi đóng vai, đóng kịch, trò chơi vận động, đồ chơi học tập, trò chơi dân gian.

– Trò chuyện với trẻ: thông qua trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ và nâng cao hiểu biết của trẻ.

– Tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động lao động tự phục vụ, giúp cha mẹ những công việc vừa sức như trông em, quét nhà, nhặt rau, dọn bát đũa, lau bàn ghế, giặt khăn mặt…..

– Cho trẻ đi tham quan, dã ngoại… để tăng cường sự hiểu biết của trẻ đối với thế giới xung quanh.

GIỚI THIỆU VỀ BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI

I. Chuẩn phát triển trẻ em:

Bộ chuẩn phát triển trẻ em là:

– Những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục.

– Những kỳ vọng hợp lý của quốc gia đối với trẻ em tại một giai đoạn.

– Là xu hướng chung của các nước trên thế giới nhằm nâng cao và giám sát chất lượng giáo dục.

– Là cơ sở để thiết kế và điều chỉnh chương trình giáo dục.

Xem thêm: Nga Lên Mặt Trăng Trước Người Đầu Tiên Đặt Chân Lên Mặt Trăng Qua Đời

Bộ chuẩn phát triển không phải là:

– Chương trình giáo dục mà là những mong đợi thực tế đối với trẻ. Trên cơ sở này người ta xây dựng chương trình để đáp ứng mong đợi ấy .

– Chuẩn không cố định mà cần được đánh giá lại và cập nhật ít nhất 5 năm một lần để đảm bảo luôn phù hợp với sự phát triển của trẻ, mong đợi của quốc gia do sự thay đổi của xã hội.

Khi sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cần tránh:

– Tránh để không một trẻ nào cảm thấy mình bị thất bại, yếu kém hơn những trẻ khác.

– Không dùng để xếp loại trẻ, giáo viên hay cơ sở GDMN.

– Tránh đòi hỏi trẻ phải đạt hết các chỉ số. Trẻ có thể phát triển không đồng đều các lĩnh vực là điều bình thường.Trẻ không cần thiết phải đạt hết các chỉ số.

– Không dùng như bộ công cụ để trực tiếp đánh giá trẻ, mà chỉ có thể sử dụng như cơ sở để xây dựng công cụ đánh giá.

II. Mục đích ban hành bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi:

Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non:

Dùng chuẩn để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung giáo dục. Có thể sử dụng các chuẩn làm cơ sở để thiết kế, phát triển và điều chỉnh kế hoạch giáo dục.

Theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc điều chỉnh tác động giáo dục và thông tin cho cha mẹ.

Tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ, nâng cao nhận thức về sự phát triển trẻ em 5 tuổi. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục.

Định hướng đào tạo bồi dưỡng giáo viên.

III. Cấu trúc của bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi:

Bộ chuẩn phát triển trẻ em mầm non gồm 4 lĩnh vực phát triển cơ bản của trẻ mầm non dựa trên cơ sở của các nghiên cứu khoa học:

+ Phát triển Thể chất ( 6 chuẩn-26 chỉ số).

+ Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội (7 chuẩn-34 chỉ số).

+ Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp (6 chuẩn-31 chỉ số).

+ Phát triển nhận thức (9 chuẩn-29 chỉ số).

Lĩnh vực này liên quan chặt chẽ với nhau, sự phát triển ở lĩnh vực này ảnh hưởng. Phụ thuộc vào sự phát triển ở những lĩnh vực khác và không có lĩnh vực nào quan trọng hơn lĩnh vực nào.Giáo dục cần hướng đến phát triển toàn diện các lĩnh vực.

*

Các tìm kiếm liên quan đến công ty thiết bị mầm non, Công Ty Thiết Bị mầm non miền năm, Thiết bị mầm non TPHCM, Thiết Bị mầm non, Đồ chơi mầm non, Cung cấp thiết bị mầm non, Cung cấp đồ chơi cho trường mầm non, Công ty thiết bị mầm non, Thiết bị giáo dục mầm non tại HCM