Các Cấp Bậc Trong Hậu Cung Trung Quốc

Trang thông tin về du lịch, ẩm thực, văn hóa, truyền thống, những điểm đến, các kỹ năng và cẩm nang của cuộc sống cho tất cả "tín đồ" du lịch

Hậu Cung của Đương Kim Hoàng đế

Được chia làm ba cấp bậc chính: Hoàng hậu (thê, chính thất), Phi tần (thiếp, trắc thất) và các Tiểu chủ (tỳ thiếp). Họ là các “chủ tử” trong Hậu cung, được các Thái giám và Cung nữ hầu hạ. Một khi nhập cung và nhận sắc phong của Hoàng đế, họ sẽ sống cả đời trong Hậu cung, trừ một số trường hợp khi Hoàng đế qua đời được đặc cách xuất cung ở với con trai là Thân vương, Quận vương…

Hoàng hậu

Nhà Thanh có 13 Hoàng đế và tổng cộng 25 Hoàng hậu (皇后) là vợ chính thống (chính thê) của Hoàng đế, vì vậy luôn luôn chỉ có một Hoàng hậu tại vị. Hoàng hậu được lập trong các trường hợp sau:

Khi một Hoàng tử (A-ka) lên ngôi Hoàng đế, Đích Phúc tấn sẽ được sắc phong Hoàng hậu.Khi một Hoàng hậu qua đời hoặc bị phế truất, triều đình sẽ tuyển chọn một Hoàng hậu mới hoặc một Phi tần được lập làm Hoàng hậu.Khi một Phi tần qua đời được truy phong (thường là bởi chồng hoặc con trai ở ngôi Hoàng đế).Bạn đang xem: Các cấp bậc trong hoàng cung trung quốc

Trên danh nghĩa, Hoàng hậu là người thống lĩnh Hậu cung, quản lý tất cả các Phi tần, Nữ quan, Thái giám và Cung nữ, tuy đôi lúc quyền này thực sự thuộc về một Phi tần đắc sủng. Hoàng hậu được coi là Hoàng ngạch nương (mẹ) của tất cả các A-ka (Hoàng tử) và Cách Cách (công chúa) trong Hoàng cung. Đầu Triều Thanh, Hoàng hậu sống ở Cung Khôn Ninh, từ thời Ung Chính thì dọn sang một trong mười hai cung ở Hậu Cung.Bạn đang xem: Các cấp bậc trong hoàng cung trung quốc

Tiểu chủ

Các Tiểu chủ là các Tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung hoặc các Thị thiếp (tỳ thiếp không có danh phận) của các Hoàng đế trước khi đăng cơ, danh phận thấp hơn bậc Tần. Các Tiểu chủ thường chỉ ở tại các cung điện nhỏ hoặc phòng ốc trong mười hai cung của Hậu cung do các Phi tần làm chủ, vì vậy Hoàng đế khi lật thẻ Tiểu chủ nào Tiểu chủ đó sẽ được đưa tới Cung Càn Thanh (hay Điện Dưỡng Tâm) bằng “Ngự Liễn” (kiệu của vua). Con cái do các Tiểu chủ sinh ra sẽ được các Phi tần danh phận cao nuôi dưỡng. Không có giới hạn cho số lượng Tiểu chủ (như Khang Hi có tổng cộng 79 thê thiếp). Các Tiểu chủ không được gọi là nương nương.

Bạn đang xem: Các cấp bậc trong hậu cung trung quốc

Các cấp bậc của tiểu chủ là:

Quý nhân: là cấp bậc cao nhất một Tú nữ mới vào cung có được sắc phong. Thường thì các Đáp ứng và Thường tại trước khi được sắc phong lên Phi tần (nương nương) đều qua bậc Quý Nhân.Thường tại: Là cấp bậc lớn thứ hai một Tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung.Đáp ứng: Là cấp bậc thấp nhất của một “chủ tử” trong Hậu cung. Ngoài ra còn là một cấp bậc tiền ứng để sắc phong lên các bậc chính thức cao hơn.

Dưới các Tiểu chủ là bậc Quan nữ tử, là một Cung nữ được Hoàng Đế sủng hạnh. Quan Nữ Tử không được coi là một Chủ tử ở Hậu cung. Nếu được sủng ái, Quan nữ tử có thể được sắc phong các danh phận cao hơn như Đáp ứng, Thường tại, Quý nhân. Tuy nhiên, thực chất cấp bậc Quan nữ tử dường như ít sử dụng trong chốn cung đình nhà Thanh. Cấp bậc này đặt ra nhằm mục đích lựa chọn tiêu chuẩn tối thiểu của Cung nữ để xem xét đặc cách và sắc phong các bậc cao hơn.


*

Thái thượng hoàng

Thái thượng hoàng (chữ Hán:太上皇), hay Thái thượng hoàng đế (太上皇帝), gọi tắt là Thượng Hoàng (上皇), là ngôi vị mang nghĩa là “vua bề trên” trong triều đình phong kiến.

Danh hiệu này chỉ được dùng từ khi nhường ngôi cho đến khi qua đời; sau khi qua đời thì dùng miếu hiệu, thụy hiệu.

Thông thường, thái thượng hoàng là một hoàng đế đã nhường ngôi cho con trai, cháu trai, hoặc em trai; tuy lui về làm thái thượng hoàng nhưng vẫn giữ quyền lực tối cao, như các vua nhà Trần, Mạc Thái Tổ, Hồ Quý Ly ở Việt Nam, các vua nhà Tống, Thanh Cao Tông ở Trung Quốc.

Cũng có trường hợp do buộc phải làm thái thượng hoàng, chỉ còn danh vị chứ không còn quyền lực như Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (Trung Quốc) hay vua Lê Dụ Tông bị chúa Trịnh Cương ép phải nhường ngôi, Lê Ý Tông bị Trịnh Doanh ép nhường ngôi cho Lê Hiển Tông (Việt Nam). Các vua Đường Cao Tổ Lý Uyên và Đường Duệ Tông Lý Đán tự mình rút lui, giao toàn bộ triều chính cho các con là Đường Thái Tông và Đường Huyền Tông khi các vua mới có thực lực mạnh để cai trị.

Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là triều đại có truyền thống các hoàng đế nhường ngôi khi con trai đã trưởng thành để về làm thái thượng hoàng. Nhà Hồ cũng theo nếp này và đời vua đầu tiên là Hồ Quý Ly thực hiện việc truyền ngôi lên làm thái thượng hoàng, nhưng triều đại không tồn tại lâu nên không kéo dài được nếp truyền nối.

Thái Hậu

Nếu Hoàng hậu của Tiên đế nhưng không phải là mẹ ruột của Hoàng đế thì sẽ phong là Mẫu Hậu Hoàng thái hậu. Nếu Phi tần của Tiên đế mà là mẹ ruột của Hoàng đế thì được phong là Thánh Mẫu Hoàng thái hậu.

Xem thêm: Nơ Trang Trí Xe Ô Tô - Nơ Trang Trí Xe Hơi Đẹp Bền


*

Thái Phi/ Thiên Hậu

Phi tần của Hoàng Đế đời trước (Thiên đế) mà không phải là mẹ đẻ của đương kim Hoàng đế thì được phong một trong các danh hiệu (từ cao đến thấp): Hoàng quý thái phi, Thiên Hậu, Võ Hậu, Quý thái phi, Thái phi, Thái tần…. Nếu họ có con trai được phong tước thì có thể được đặc cách dọn tới ở Vương phủ ở cùng con, nếu không sẽ ở Từ Ninh Cung.

Nếu không có Thái hậu thì một Thái phi đứng đầu có thể trực tiếp cai quản Hậu cung và lựa chọn Hoàng hậu (như Cẩn thái phi đời Phổ Nghi, Tĩnh quý thái phi đời Hàm Phong).

Thê thiếp của Hoàng tử – Thái tử

Thê thiếp chính thức của các Hoàng tử (A-ka) được gọi là Phúc tấn (福晋). Vợ cả là Đích Phúc tấn (嫡福晋), còn các vợ lẽ (được phong danh phận) là Trắc Phúc tấn (侧福晋). Đối với Thái tử thì thê (vợ cả) là Thái tử phi, còn các thiếp vẫn là danh phận Trắc phúc tấn, nhưng địa vị cao hơn các Phúc tấn của các Hoàng Tử khác. Phúc tấn là một danh hiệu của quý tộc nhà Thanh, được hành lễ bởi những người thân phận thấp hơn và nhận bổng lộc hàng tháng, vì vậy chỉ được sắc phong bởi Hoàng đế. Dù là Trắc Phúc tấn cũng thường xuất thân từ gia đình quý tộc Bát Kỳ. Các tiểu thiếp khác của Hoàng tử nếu xuất thân thấp kém, không được Hoàng đế sắc phong thì không được gọi là Phúc tấn. Dưới Phúc tấn còn có các Cách cách và Thị thiếp.

Cung nữ

Là những người được bán hay là tuyển chọn để vào Tử Cấm Thành hầu hạ Hoàng đế và các Chủ tử trong cung.

Nếu là những người tuyển chọn thì sẽ có bổng lộc cao hơn vì được chọn lọc kỹ lưỡng để hầu hạ Hoàng đế, Thái hậu, Hoàng hậu và các chủ tử khác trong cung. Nếu những người vì hoàn cảnh mà bán vào trong cung thì sẽ làm việc tại các phòng, các ti trong Tử Cấm Thành.

Khác với các chủ nhân ở Hậu cung, Cung nữ đời nhà Thanh chỉ phải ở trong cung đến 25 tuổi là có thể xuất cung và sống như những người phụ nữ bình thường khác (lấy chồng, sinh con…). Cũng có những trường hợp Cung nữ tự nguyện ở trong cung cả đời, trở thành Cô cô trưởng quản Cung nữ hoặc nội quan, tổng quản của một cung.


*

Quận Chúa

Là em gái của vua hoặc các hoàng đế đời trước (Thiên đế), không có quyền hành nhất định trong cung. Xã hội phong kiến đương thời truyền miệng nhau rằng: “Quận chúa chỉ là người dựa hơi vua để làm sáng quyền lực của mình.”


*

Tài nhân

Vào thời Hậu Hán và Đại Đường: Tài nhân được xem là các phi tần của vua, là các con gái của hành tỉnh chủ được đưa vào với mong muốn kết thân với vua nhằm trục quyền hưởng lợi. Tài nhân đứng sau Chiêu Nghi, Hoàng Phi, Hoàng Hậu, Thái Hậu,Thái Phi và Thiên Hậu. Không có quyền cai quản hậu cung. Nếu tài nhân được hoàng đế sủng ái thì tài nhân đó được phép ở bên cạnh hoàng đế để hầu hạ.

Vào thời Tần Thủy Hoàng (nhà Tần): Tài nhân được xem như những người có tài năng, được đưa vào cung để đưa lời khuyên giúp vua quản lý đất nước.